xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nghẽn hàng vì luồng chưa thông

Ca Linh

Do đầu tư thiếu đồng bộ nên các kênh, luồng cho tàu có trọng tải lớn vào sông Hậu thường xuyên bồi lắng, kìm hãm ngành vận tải biển

ĐBSCL có 8 tỉnh ven biển với 700 km bờ biển và 13.000 km sông, kênh rạch với 25 cửa lạch, trong đó có nhiều cửa lạch sâu, kín gió… thuận lợi cho tàu thuyền ra vào, neo đậu, thuận lợi cho phát triển kinh tế biển. ĐBSCL cũng đang có 32 cầu bến cảng biển có khả năng tiếp nhận tàu có trọng tải đến 20.000 tấn nhưng hiện tuyến luồng vào các cảng biển này quá cạn và hẹp, chỉ có thể đáp ứng cho tàu có trọng tải 5.000 tấn, không thể đáp ứng nhu cầu vận tải hàng hóa xuất nhập khẩu của vùng.

Bốc dỡ hàng hóa tại cảng Cái Cui (TP Cần Thơ)  	Ảnh: NGỌC TRINH
Bốc dỡ hàng hóa tại cảng Cái Cui (TP Cần Thơ) Ảnh: NGỌC TRINH

Theo Cục Hàng hải (Bộ Giao thông Vận tải - GTVT), lượng hàng qua các cảng biển ở ĐBSCL trong năm 2013 chỉ đạt 7,76 triệu tấn (tổng lượng hàng hóa thông qua cảng biển của cả nước là hơn 326 triệu tấn). Theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, đến năm 2010, nhóm cảng biển ở ĐBSCL trên luồng sông Hậu - cửa Định An có 15 bến cảng cho tàu có trọng tải từ 1.000-23.000 tấn, 13 bến phao cho tàu có trọng tải từ 5.000-25.000 tấn hoạt động nhưng đến nay, do luồng Định An thường xuyên bồi lắng nên chỉ có tàu trọng tải dưới 10.000 tấn vào được. Điển hình như cảng Cái Cui (TP Cần Thơ) là cảng biển lớn nhất ĐBSCL, đầu tư hàng trăm tỉ đồng, có khả năng tiếp nhận tàu có trọng tải 20.000 tấn nhưng hiện mới khai thác từ 10%-20% công suất.

Ông Nguyễn Văn Thể, Thứ trưởng Bộ GTVT, cho biết 70% lượng hàng hóa của vùng này phải chuyển về các cảng biển ở Đông Nam Bộ bằng đường bộ khiến doanh nghiệp (DN) chịu chi phí vận tải cao hơn từ 10%-60% dẫn đến chi phí trung bình tăng từ 8-10 USD/tấn, giảm tính cạnh tranh của hàng hóa. Điển hình là thủy sản xuất khẩu tại các tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau chỉ khoảng trên 150.000 tấn/năm nhưng chủ yếu phải vận chuyển bằng đường bộ lên các cảng biển tại TP HCM mất khoảng trên 10 giờ, cần khoảng 10.000 lượt ô tô.

Ông Lê Hoàng Linh, Giám đốc Công ty CP Vận tải thủy Tân Cảng, đề nghị về lâu dài, cần quan tâm nghiên cứu mở luồng cho tàu biển lớn vào sông Hậu và mở luồng vào sông Tiền qua Cửa Tiểu cho tàu biển có trọng tải 8.000 tấn vào, thúc đẩy phát triển kinh tế biển các tỉnh Bến Tre, Tiền Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long… Ngoài ra, ưu tiên xây dựng cảng biển nước sâu, công suất lớn tại Định An (Trà Vinh) hoặc Trần Đề (Sóc Trăng) tiếp nhận tàu có trọng tải lớn, giúp ĐBSCL chủ động hơn khi không phụ thuộc vào việc nạo vét luồng lạch cho các cảng biển nằm sâu trong nội địa.

Ông Nguyễn Nhật, Cục trưởng Cục Hàng hải, đề nghị Bộ GTVT giao cho đơn vị này mở tuyến hàng hải từ TP HCM, Vũng Tàu đến Cà Mau vì mùa gió chướng thì tàu chạy theo kênh Chợ Gạo, thời tiết tốt thì chạy tuyến biển rất hiệu quả, chưa kể các dự án nhiệt điện ven sông Hậu cũng chở vật liệu xây dựng từ Đồng Nai theo đường này. Trước đề xuất trên, Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng yêu cầu Cục Hàng hải trong quý IV/2014 công bố tuyến vận tải ven biển vừa nêu giúp DN tiết kiệm chi phí, thời gian vận chuyển và nâng cao hiệu quả kinh tế.

Theo Cục Hàng hải, một số DN đang có nhu cầu vận chuyển hàng hóa tuyến ven biển từ ĐBSCL đến các cảng biển TP HCM, Bà Rịa - Vũng Tàu và các tỉnh lân cận. Nếu tuyến này được thiết lập, tàu từ 2.000-4.000 tấn có thể vào lấy hàng ở cảng nhỏ địa phương hoặc cảng thủy nội địa, cảng biển của khu vực ĐBSCL. 

Quy hoạch không đồng bộ

Cuối năm 2009, dự án luồng cho tàu biển trọng tải lớn vào sông Hậu qua kênh tắt Quan Chánh Bố được khởi công tại tỉnh Trà Vinh với mục tiêu cho tàu có trọng tải 10.000 tấn đầy tải và tàu 20.000 tấn giảm tải ra vào, dự kiến cuối năm 2011 đưa vào khai thác. Tuy nhiên, dự án bị hoãn do thiếu vốn. Tháng 3-2014, dự án khởi động lại và dự kiến thông luồng vào cuối năm 2015. Trong khi đó, các cảng biển ở ĐBSCL hình thành từ rất sớm. Cảng Cái Cui nhận được tàu 10.000 tấn từ đầu năm 2007 nhưng kênh Quan Chánh Bố đến năm 2009 mới được phê duyệt và phải đến giai đoạn 2015-2020 mới hoàn thành. Các nhà kinh tế cho rằng sự khập khiễng, đầu tư không đồng bộ giữa luồng và cảng biển đã gây lãng phí lớn về công suất hoạt động dẫn đến lỗ vốn trong kinh doanh dịch vụ cảng.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo