xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nghèo còn xài sang!

Lê Trường

Báo cáo của Chính phủ tại kỳ họp Quốc hội lần này - với tăng trưởng kinh tế 9 tháng đầu năm 2014 đạt 5,62%, dự kiến cả năm 5,8%; lạm phát được kiểm soát... - cho thấy tình hình kinh tế - xã hội cả nước có nhiều chuyển biến tích cực, thuận lợi.

Tuy nhiên, nợ công được công khai lên đến xấp xỉ 90 tỉ USD, với tỉ lệ trả nợ trực tiếp của Chính phủ chiếm khoảng 14,2% tổng thu ngân sách năm 2014 (nếu tính cả vay để đảo nợ và trả nợ vay về cho vay lại đã lên khoảng 26,2%, trong khi chiến lược nợ công không quá 25%) quả là con số đáng báo động. Tăng trưởng thấp, nợ công cao chứng tỏ Việt Nam vẫn chưa thoát khỏi nhóm các nước phát triển chậm, người dân còn đói nghèo, vất vả.

Trước thực trạng này, Chính phủ đã đặt ưu tiên cao nhất cho sự ổn định xã hội bằng nhiều giải pháp đồng bộ để giải quyết những ách tắc cơ bản trong nền kinh tế, nâng cao mức sống người dân. Trong đó, việc thắt lưng buộc bụng, giảm đầu tư công là một trong những giải pháp căn cơ.

Vậy mà, mới đây, Hải Dương đã có văn bản xin Chính phủ cho xây mới trung tâm hành chính tỉnh rộng trên 19 ha, với tổng mức đầu tư trên 2.000 tỉ đồng. Đâu chỉ có Hải Dương, thời gian qua, nhiều tỉnh, thành trên cả nước như Lâm Đồng, Bình Dương, Đà Nẵng, Bà Rịa - Vũng Tàu... đã đua nhau xây dựng trụ sở hoành tráng, nguy nga để tự hào đó là “bộ mặt” của địa phương, với kinh phí hàng ngàn tỉ đồng mỗi nơi. Thậm chí, Lai Châu là một trong những tỉnh nghèo nhất nhì cả nước cũng xây trung tâm hành chính hơn 500 tỉ đồng.

Lãnh đạo các tỉnh, thành có dự án trung tâm hành chính tập trung với số tiền xây dựng hàng ngàn tỉ đồng đều giải thích xây mới là cần thiết, hiệu quả, thuận lợi cho dân đến quan hệ giao dịch cũng như công tác quản lý. Có địa phương cho biết nguồn tiền xây trụ sở được xã hội hóa từ doanh nghiệp, sau đó hoán đổi các trụ sở cũ. Cho dù bằng ngân sách hay xã hội hóa, suy cho cùng cũng xuất phát từ việc sử dụng tài sản chung.

Tất nhiên, bộ mặt của cơ quan công quyền cần xứng tầm nhưng việc xứng tầm ấy phải phù hợp với điều kiện của đất nước. Đặc biệt, các nhà lãnh đạo địa phương phải ý thức được rằng tiền đó là của nhân dân. Với khoản nợ công khổng lồ 90 tỉ USD, trung bình mỗi người dân đang phải gánh 1.000 USD, thử hỏi các công bộc của dân nghĩ gì khi đặt bút ký văn bản xin xây trụ sở hàng ngàn tỉ đồng? Thậm chí, sau này, khi đất nước khá giả lên thì cũng không thể chấp nhận việc xây trụ sở hành chính hoành tráng, nguy nga như cung điện, bởi lẽ lúc đó Luật Đầu tư công sẽ không cho phép sự lãng phí này.

“Liệu cơm gắp mắm”, “Khéo ăn thì no, khéo co thì ấm”... Những câu nói của người xưa rất đáng để những người đứng đầu các địa phương suy ngẫm, hành xử.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo