xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nhà báo lại bị đánh

Phạm Hồ

Hai phóng viên của 2 cơ quan báo chí liên tiếp bị lực lượng thi hành công vụ ở Hà Nội tấn công, cản trở tác nghiệp, đập máy ảnh... Các clip ghi lại những cảnh này được chia sẻ rộng khắp, gây phẫn nộ trong dư luận mấy ngày qua.

Gây bức xúc nhiều hơn là trường hợp phóng viên Quang Thế của Báo Tuổi Trẻ bị một số người của Đội Cảnh sát Hình sự Công an huyện Đông Anh, Hà Nội tấn công bằng nắm đấm, làm chảy máu miệng và choáng váng...

Thật ngạc nhiên, giữa thanh thiên bạch nhật mà những người được trao nhiệm vụ bảo vệ người dân, giữ gìn an ninh trật tự có thể hành xử như côn đồ. Họ vứt máy ảnh của các nhà báo đang tác nghiệp đúng quy định của pháp luật; chửi thề ngổ ngáo và hành hung những ai trái ý, chẳng rõ vì lý do gì, vì ai... Phạm vi tác nghiệp không bị cấm, giấy tờ - theo trình báo - đúng quy định, tiếp cận hiện trường rất đàng hoàng nhưng các phóng viên vẫn bị những người mang danh lực lượng chức năng xuống tay tàn nhẫn. Pháp luật trong tay những người thừa hành đã bị lạm dụng và thay thế bằng những nắm đấm mang màu sắc chợ búa.

Câu chuyện này nối thêm vào danh sách rất dài những vụ nhà báo tác nghiệp bị hành hung ở nhiều địa phương. Gần đây nhất, sáng 21-9, anh Đỗ Thanh Hải, phóng viên của VTC News, trong khi tác nghiệp tại hiện trường vụ cưỡng chế lấy mặt bằng xây dựng nhà văn hóa thôn Nam Tân (xã Cư Pô, huyện Krông Búk, tỉnh Đắk Lắk) bị lực lượng công an và dân quân xã Cư Pô hành hung, giật máy ảnh. Thay vì được hỗ trợ tác nghiệp, cùng minh bạch thông tin đến với người dân, phóng viên đã bị một số cán bộ tại không ít địa phương xem như thù địch, sẵn sàng trấn áp khi có cơ hội. Có gì đằng sau những việc làm của các cơ quan chức năng trên mà phải dè chừng phóng viên, lo ngại sự minh bạch đối với công chúng?

Làm báo là nghề nguy hiểm. Nhà báo luôn phải đối diện với đủ thành phần trong xã hội khi tác nghiệp. Vì thông tin phải nhanh nhạy, vì nhu cầu được biết và biết rõ ràng về sự thật, người làm báo đã không ngại nguy hiểm, thậm chí chấp nhận đau thương, mất mát, hy sinh. Những kẻ làm việc mờ ám, xâm hại đến người dân lương thiện sẵn sàng trút sự hận thù lên người làm báo để che đậy tội trạng của mình. Nhưng cũng bất ngờ và thật đau lòng khi không ít lần nhà báo phải đổ máu bởi chính những người lẽ ra phải kề vai sát cánh cùng họ xây dựng một xã hội thông tin minh bạch, cùng đi đến sự thật, cùng tìm đến công lý và chân lý. Có điều gì uẩn khúc mà người đi tìm sự thật trở thành cản ngại đối với những người thực thi công vụ? Câu trả lời cho vấn đề này không quá khó đối với công chúng nhưng lại chẳng dễ để những cơ quan chức năng thừa nhận nó.

Những hình ảnh vấy máu, xúc phạm người đưa tin trong các vụ việc nói trên một lần nữa xác nhận sự chế tài lỏng lẻo của luật pháp về bảo vệ báo chí. Luật Báo chí và nhiều điều luật khác hiện hành đều quy định về bảo vệ nhà báo hành nghề nhưng thực tế thì không được như lý thuyết! Vụ phóng viên Quang Thế, dù phía Công an huyện Đông Anh đã xin lỗi nhưng đâu phải chỉ làm vậy là xong. Xử lý không đến nơi đến chốn vụ này thì pháp luật bị chính những người hành luật coi thường!

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo