xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nỗ lực vượt qua “bão” giá

Phạm Dương

Lạm phát tăng và những tác động dây chuyền đã hình thành một mặt bằng giá mới. Cần nhận diện thật rõ thực trạng này và kiến nghị, chờ đợi thêm những biện pháp hóa giải thật khả thi, hiệu quả...

“Phải chấp nhận một mặt bằng giá cả mới” - Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh nhìn nhận như vậy khi công bố quyết định điều chỉnh cơ chế quản lý xăng dầu, “bật đèn xanh” để các doanh nghiệp xăng dầu tăng giá loại nguyên liệu đầu vào thiết yếu của cả nền sản xuất và đời sống. Không chỉ xăng dầu, còn có rất nhiều nhân tố khác đang góp tay thiết lập một mặt bằng giá cả mới, đặt ra những thách thức lớn cho cả doanh nghiệp và người lao động cả nước.

Đề kháng yếu

Thể trạng nền kinh tế VN chưa khỏe, ấy vậy mà độ mở lại thuộc loại cao trên thế giới với tổng kim ngạch nhập khẩu chiếm tới 82,85% GDP. Chẳng những mở lớn, VN còn phải nhập siêu tới 14,1 tỉ USD trong năm 2007. Cho dù Bộ Công Thương nhìn nhận rằng cơ cấu nhập siêu có lớn nhưng vẫn lành mạnh bởi chủ yếu nhập khẩu trang thiết bị công nghệ, máy móc, nguyên liệu cho sản xuất hàng hóa, song chính điều này là tác nhân không kém phần quan trọng đẩy giá cả trong nước tăng cao theo nhịp tăng của giá cả khu vực và thế giới.

Cái giá cao chót vót của xăng dầu - mặt hàng mà VN phải nhập tới 100% và tác động trực tiếp tới đời sống người dân và sản xuất - có thể làm nhiều người không chú ý tới thực tế rằng mặt bằng giá cả trong nước còn chịu tác động rất nhiều từ giá nguyên liệu nhập khẩu đang tăng khá mạnh. Nhiều mặt hàng đã tăng giá tới 30%-50% năm 2007 và hiện vẫn còn nhấp nhổm muốn tăng nữa. Có thể có những tranh luận với ý kiến cho rằng giá nguyên liệu nhập khẩu tăng là “thủ phạm” của lạm phát nhưng hầu như không chuyên gia kinh tế nào phủ nhận đây là một trong những tác nhân quan trọng đẩy chỉ số giá tiêu dùng (CPI) năm 2007 lên cao kỷ lục.

CPI chịu nhiều sức ép

Bộ trưởng Vũ Văn Ninh tính toán đợt tăng giá xăng dầu vừa qua sẽ đẩy CPI lên khoảng 0,4%-0,5%.

Giá xăng dầu có thể chỉ là mở màn cho việc tăng giá của những mặt hàng nhiên liệu chiến lược thiết yếu trong năm nay. Hai mặt hàng then chốt khác là điện và than cũng đang rục rịch tăng giá. Một đợt tăng giá mới của hai mặt hàng này xem ra khó tránh khỏi bởi: Thứ nhất, nằm trong lộ trình tăng giá đã được Chính phủ phê duyệt. Thứ hai, Bộ Tài chính đã khẳng định sẽ điều chỉnh giá bán xăng dầu, điện và than trong năm nay để không bao cấp tràn lan gây méo mó thị trường. Xăng dầu tăng giá, bao giờ đến lượt điện và than? Cả Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản VN (TKV) và Tập đoàn Điện lực VN (EVN) đều đề nghị tăng giá từ ngày 1-7 tới, trong đó TKV đề nghị tăng 20% giá bán than cho sản xuất điện, còn EVN đệ trình 2 phương án tăng lên 890 đồng/KWh và 917 đồng/KWh.

Nhìn nhận riêng về đề nghị tăng giá điện của EVN, Phó Viện trưởng Viện Kinh tế TPHCM Nguyễn Văn Quang cho rằng: “Sau xăng dầu, nếu áp dụng tăng giá điện thì chắc chắn sẽ hình thành một mặt bằng giá mới, vì điện là nguồn nguyên liệu đầu vào của tất cả các ngành sản xuất. Giá thành sản phẩm tăng sẽ tác động đến cả thị trường trong nước và thị trường xuất khẩu”.

Thêm lo vì lãi suất vay

Nóng bỏng không kém là cuộc đua tăng lãi suất của các ngân hàng. Khó ai có thể ngờ rằng lãi suất tiền gửi của ngân hàng có thể lên tới 14%-15%/năm và cuộc đua tranh nóng chưa từng thấy giữa các ngân hàng thương mại có thể còn đẩy lãi suất lên mức còn cao hơn nhiều nếu Ngân hàng Nhà nước không kịp thời khống chế mức trần lãi suất không quá 12%/năm. Tuy nhiên, các ngân hàng thương mại lại có vô số chiêu để lách trần, đưa lãi suất thực tế lên cao hơn.

Mức lãi suất cao ngất ngưởng trên cuối cùng sẽ lại dồn xuống đầu doanh nghiệp và những người có nhu cầu vay vốn. Ông Lê Quốc Ân, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may VN, lo ngại rằng trong bối cảnh đã phải chịu rất nhiều khó khăn do giá nguyên vật liệu và chi phí nhân công tăng..., ngành dệt may nay phải đối mặt với khó khăn mới là lãi suất ngân hàng tăng. “Lãi suất cho vay mà tăng tới 15%/năm thì không ai đầu tư nổi” - ông Ân than thở.

Theo TS Nguyễn Quang A, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển (IDS), lãi suất tăng sẽ buộc các doanh nghiệp phải tính toán rất kỹ lưỡng và thận trọng trước khi đi tới quyết định vay vốn ngân hàng. Nhưng cho dù tính toán cẩn trọng đến đâu thì các doanh nghiệp và người có nhu cầu vẫn phải tới gõ cửa ngân hàng, chấp nhận mặt bằng lãi suất mới. Tổng Giám đốc Ngân hàng Thương mại Cổ phần Hàng hải (Maritime Bank) Vũ Đức Nhuận cho rằng: “Tình hình lãi suất cho vay tăng chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến những đơn vị sản xuất kinh doanh vì họ đang rất cần vốn, nhất là khối doanh nghiệp vừa và nhỏ”. 

Nhập siêu có thể đến 19 tỉ USD

Một khi độ mở nền kinh tế lớn lại phụ thuộc nhiều vào nguyên liệu, vật tư, máy móc nhập khẩu... từ xăng dầu, phôi thép, nguyên phụ liệu dệt may, thủy sản cho đến phân bón, nguyên liệu nhựa, gỗ... thì rất khó cắt cơn sốt giá cả trong nước nếu giá cả thế giới vẫn “nóng”. Trong khi Bộ Công Thương dự báo nhập siêu năm nay vào khoảng 17 tỉ USD, nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng có thể còn cao hơn, tới 18-19 tỉ USD. TS Trần Đình Thiên, Viện phó Viện Kinh tế VN, cho rằng nhập siêu năm nay có thể tiếp tục tăng bởi nền kinh tế hội nhập ngày càng sâu và việc cắt giảm thuế suất nhập khẩu sẽ kích thích hàng hóa nước ngoài vào nhiều hơn.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo