xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nuôi mầm thiện

Lê Trường

Chuyện đoàn du khách 13 người bị một khách sạn ở đảo Cô Tô (Quảng Ninh) ép trả phòng để đón khách mới trong lúc trời mưa to gió lớn, không thể trở về đất liền khiến dư luận bất bình.

Anh Đoàn Thế Anh, một trong số du khách nói trên, bảo đúng là… “họa vô đơn chí” bởi vào thời điểm đó, thời tiết trên đảo Cô Tô rất xấu, tàu ở đất liền không thể đưa khách ra - đón khách vào. Cả đoàn muốn tiếp tục thuê phòng nhưng nhân viên khách sạn khăng khăng từ chối và yêu cầu mọi người thu dọn hành lý. Không còn cách nào khác, anh Anh và những người bạn phải đội mưa đi tìm chỗ khác để tá túc.

Từ câu chuyện có chút chua xót về cách hành xử của nhân viên khách sạn với du khách, chợt nhớ đến vụ động đất kinh hoàng ở Nepal hồi cuối tháng 4-2015. Khi thảm họa xảy ra, chị Võ Thị Kim Cương - một người Việt Nam sinh sống tại TP Kathmandu - đã cưu mang hàng chục khách du lịch người Việt trong nhiều ngày trước khi họ được giúp đỡ để về nước. Chị Cương còn kêu gọi bạn bè chung tay mang lương thực, nhu yếu phẩm đến cứu trợ cho hàng trăm người dân của 2 làng Hondrung Sindhupal Chowk, Makaibari bị thiệt hại nặng nề nhất trong trận động đất.

Trước đó, vào giữa tháng 3-2015, hơn 40 người của 8 gia đình ở hẻm 360 Bến Vân Đồn (quận 4, TP HCM) bị hỏa hoạn thiêu rụi nhà cửa, đã được hàng xóm nhường cơm sẻ áo, động viên an ủi để vượt qua cơn bĩ cực.

Trên đây chỉ là 2 trong số hàng ngàn câu chuyện thấm đẫm tình người luôn hiện hữu trong cuộc sống muôn hình vạn trạng, tất nhiên cũng không thiếu những lọc lừa, tráo trở.

Dân tộc Việt Nam vốn sống duy tình. Bất cứ biểu hiện nào trong cuộc sống của người Việt tất thảy đều thấy bóng dáng của việc “một trăm cái lý không bằng một tí cái tình”. Ngay cả trong khuôn khổ thực thi pháp luật, thường vẫn là vận động, giáo dục, khuyên bảo rồi mới đến răn đe, xử phạt... Tình yêu thương, tinh thần đoàn kết, sự đùm bọc lẫn nhau đã trở thành truyền thống quý báu của dân tộc Việt từ ngàn đời qua. Trong hoạn nạn, khó khăn, đức tính này càng được thể hiện rõ nét hơn.

Thế nhưng, khi cuộc sống vật chất của người dân được cải thiện đáng kể, cơ chế thị trường ngày càng len lỏi vào mọi ngóc ngách của đời sống xã hội thì có lúc có nơi, tình người đã bị phai nhạt. Những câu chuyện cảm động về tinh thần “lá lành đùm lá rách”, nghĩa cử “chia ngọt sẻ bùi” đã bị không ít người cố tình quên đi, thay vào đó là sự toan tính, vụ lợi, giả dối.

Vậy nên, cái tình dẫu vô hình nhưng lại là tài sản vô giá. Xã hội càng phát triển, văn minh, hiện đại bao nhiêu thì tình người lại càng phải được vun bồi bấy nhiêu, bởi đó là biểu hiện của bản sắc văn hóa, tính nhân văn, nhân bản rất đặc trưng của người dân Việt.

Hy vọng rằng vụ “đuổi người” ở Cô Tô chỉ nằm trong nhóm thiểu số và những hành động như vậy luôn bị lên án. Một khi cộng đồng còn biết phản ứng với cái xấu tức là cái tốt được trân trọng và tinh thần hướng thiện sẽ mãi trường tồn.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo