xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Phải truy cứu trách nhiệm pháp nhân

Thế Dũng thực hiện

Đó là quan điểm của TS Đinh Xuân Thảo, Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp - Ủy ban Thường vụ Quốc hội, trước khi Quốc hội thảo luận dự thảo Bộ Luật Hình sự (sửa đổi)

Phóng viên: Dự thảo Bộ Luật Hình sự (sửa đổi) vừa trình Quốc hội (QH) tại kỳ họp thứ 9 và được nhiều đại biểu (ĐB) đề nghị cần có quy định trách nhiệm pháp nhân để ngăn chặn những hành vi hủy hoại môi trường, ôm tiền đóng bảo hiểm của người lao động bỏ trốn…?

- Ông Đinh Xuân Thảo: Trên thế giới có hơn 100 quốc gia và ASEAN cũng có 5 nước quy định truy cứu trách nhiệm pháp nhân trong Bộ Luật Hình sự. Tuy nhiên, nhiều nước chỉ áp dụng đối với pháp nhân tư, giám đốc những doanh nghiệp phạm tội không phải vì mục đích cá nhân mà vì mục đích chung của doanh nghiệp nên phải truy cứu trách nhiệm của doanh nghiệp đó, đồng thời vẫn truy cứu trách nhiệm cá nhân. Đây là xu hướng của thế giới. Đã đến lúc Việt Nam cũng cần phải truy cứu trách nhiệm pháp nhân. Trước mắt, Bộ Luật Hình sự (sửa đổi) có quy định truy cứu trách nhiệm cá nhân ở một số hành vi.

 

TS Đinh Xuân Thảo cho rằng nên tách bạch giữa mức độ vi phạm hành chính, dân sự với hình sự Ảnh: BẢO TRÂN
TS Đinh Xuân Thảo cho rằng nên tách bạch giữa mức độ vi phạm hành chính, dân sự với hình sự Ảnh: BẢO TRÂN

 

Quy định này có lợi là nếu truy cứu cá nhân thì mức phạt tiền theo Luật Hành chính tối đa chỉ 1 tỉ đồng, còn đối với tập thể thì cũng chỉ đến 2 tỉ đồng. Nhưng hiện nay, với mức độ vi phạm này theo Bộ Luật Dân sự có thể phạt lên đến 15 tỉ đồng thì rõ ràng không thể áp dụng với cá nhân. Nếu không quy định trách nhiệm của pháp nhân thì khó khả thi. Chẳng hạn, một công ty có tài sản hàng ngàn tỉ đồng mà phạt 15 tỉ đồng thì không là gì nhưng với cá nhân thì lại không thực hiện được. Hơn nữa, một giám đốc công ty, là thành viên HĐQT có vi phạm phải xử lý, nếu bắt bỏ tù thì cả doanh nghiệp đó có thể phá sản, hàng ngàn người lao động ở đó bị thất nghiệp. Tất nhiên, ở đây có vi phạm nhưng khả năng phục hồi về kinh tế là khả thi và nếu để người đứng đầu doanh nghiệp đó tiếp tục điều hành thì doanh nghiệp có thể tồn tại, người lao động không bị thất nghiệp. Cho nên, trong trường hợp xử hình sự thì xem xét đến phạt tiền.

Một số ý kiến cho rằng Bộ Luật Hình sự (sửa đổi) cần điều chỉnh theo hướng hạn chế việc hình sự hóa quan hệ dân sự?

-  Nhiều người làm ăn phải đi vay tiền, đến hạn nhưng do làm ăn thua lỗ nên không trả nợ được. Việc này chỉ là dân sự thôi, ra tòa dân sự không giải quyết được thì chuyển sang hình sự và quy là lạm dụng tín nhiệm. Vì vậy, bộ luật cần quy định những hợp đồng kinh tế, dân sự có tranh chấp thì ưu tiên giải quyết dân sự, chỉ khi một bên cố tình không thực hiện thì lúc đó mới chuyển sang hình sự. Nhưng trong lúc khó khăn, không thực hiện theo hợp đồng thì xử phạt theo hợp đồng.

Vậy theo ông, Bộ Luật Hình sự (sửa đổi) nên quy định như thế nào?

- Quy định nên nới ra, tách bạch giữa mức độ vi phạm hành chính, dân sự với hình sự. Trước đây, các giao dịch, hợp đồng làm ăn 1 tỉ đồng đã là lớn nhưng giờ là hàng trăm, hàng ngàn tỉ đồng. Vì thế, mức độ gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng phải được nâng lên, mức độ nguy hiểm phải dựa trên định lượng để có đánh giá hợp lý.

Nhiều ý kiến cho rằng không nên bỏ khung hình phạt tử hình đối với tội tham nhũng?

- Quan điểm về chính sách hình sự của nhà nước ta khi xây dựng Bộ Luật Hình sự (sửa đổi) là phải bảo đảm hợp lý, thích hợp giữa trừng trị tội phạm hiệu quả với không vi phạm quyền con người, quyền công dân. Nếu nhấn mạnh trừng trị, coi nhẹ việc bảo vệ quyền của người dân là không được và ngược lại cũng vậy. Chính sách hình sự của nhà nước ta là nghiêm trị kết hợp với khoan hồng, trừng trị kết hợp với giáo dục, cải tạo. Người có tội phải chịu tội tương xứng với hành vi mà họ gây ra nhưng mục đích cuối cùng là để ngăn chặn tội phạm, đẩy lùi tội phạm và biến người phạm tội thành người lương thiện.

Bỏ tử hình là xu thế của thế giới nhưng bỏ đến đâu và khi nào thì phải có quá trình. Ở Việt Nam, các loại tội phạm đặc biệt nghiêm trọng có xu hướng gia tăng như buôn bán ma túy hay tham nhũng chưa giảm thì không thể giảm hình phạt đối với những tội này.

 

Xem xét bãi nhiệm bà Châu Thị Thu Nga

Bước sang tuần làm việc thứ 4, kỳ họp thứ 9 QH khóa XIII dành nhiều thời gian thảo luận những bộ luật gốc, như: Tố tụng dân sự (sửa đổi); Hình sự (sửa đổi); Tố tụng hình sự (sửa đổi)… Ngoài ra, QH còn thảo luận các dự án luật, như: Luật Phí, lệ phí; Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự; Luật Tạm giữ, tạm giam. Trong tuần, QH sẽ  biểu quyết thông qua Nghị quyết về Chương trình hoạt động giám sát của QH năm 2016, Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi), Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Luật Nghĩa vụ quân sự (sửa đổi), Luật Thú y.

Đáng chú ý, trong tuần này, QH họp riêng để nghe và cho ý kiến về tờ trình đề nghị QH bãi nhiệm tư cách ĐB đối với bà Châu Thị Thu Nga (Đoàn ĐBQH TP Hà Nội). T.Dũng

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo