xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Phi lý

Nguyễn Vĩnh Nguyên

Bộ Công an vừa đưa ra thăm dò dư luận về một bản dự thảo nghị định quy định việc kinh doanh thiết bị, phần mềm ngụy trang dùng để ghi âm, chụp hình, định vị.

Bộ này nêu lý do thực tế là qua quản lý an ninh trật tự, nhận thấy có nhiều vụ vi phạm pháp luật có sử dụng các thiết bị này, nhiều vụ diễn biến phức tạp đe dọa an ninh trật tự, quốc phòng và “gây bức xúc trong dư luận”.

Có thể thấy ngay sự phi lý: lâu nay, kết luận mang tính pháp lý quy kết vi phạm pháp luật được quy vào hành vi của con người chứ không phải quy vào phương tiện. Nếu quy vào phương tiện thì ngoài súng (là vũ khí sát thương nguy hiểm được nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam) bị cấm sử dụng thì những thứ khác như dao, gậy gộc… và bất cứ thứ gì có thể sát thương con người hay được dùng để gây mất an ninh trật từ đều bị cấm phổ biến trong đời sống!?

Từ đây, sẽ nhận ra rằng các phương tiện tiến bộ về công nghệ được con người sử dụng trong nhiều mục đích khác nhau, trong đó, việc ghi chép (hình ảnh và tiếng nói), thiết bị định vị phục vụ rất nhiều công việc trong đời sống của con người ở thời hiện đại chứ đâu chỉ dùng để phạm tội. Nếu việc sử dụng những thiết bị này trái với các quy định pháp luật thì bản thân người có hành vi đó phải chịu trách nhiệm chứ không phải các thiết bị này… có sẵn tội để rồi đi tới chỗ cấm đoán sử dụng rộng rãi trong cộng đồng.

Nhìn từ thực tế, trong thời gian qua, nhờ sự phổ biến của rất nhiều thiết bị công nghệ ngụy trang mà những vụ tiêu cực được báo chí và người dân phanh phui, trong đó, có cả những vụ động chạm đến cơ quan công quyền, hối lộ, tham nhũng... Những đoạn clip tố giác tội phạm và kể cả cán bộ vi phạm pháp luật đã được lan truyền trên mạng, giúp cho lực lượng chức năng vào cuộc xử lý kịp thời, đem lại niềm tin cho dân chúng.

Thiết bị công nghệ ghi âm, ghi hình, định vị trở nên phổ thông hơn cũng là một công cụ để người dân yếu thế có thể tự bảo vệ mình trước những tiêu cực được tạo ra bởi người có quyền thế trong xã hội và là kênh giám sát quyền lực hữu hiệu trong rất nhiều trường hợp. Lẽ ra, cơ quan chuyên trách an ninh hướng đến trong sạch, lành mạnh, hiệu quả thì phải dám chấp nhận đối diện với những giám sát tích cực để hoàn thiện mình, phục vụ người dân tốt hơn chứ không thể đưa ra những quy định phi lý. Quy định này cũng đụng chạm trực tiếp đến việc tác nghiệp đặc thù của báo chí, nhất là báo chí điều tra.

Thế nên, cái gọi là “bức xúc trong dư luận” phải được làm rõ là bức xúc trong nhóm trường hợp nào, vì sao, liên quan đến những vấn đề gì và phải cắt nghĩa cho được để bản dự thảo có tính thuyết phục. Ngoài ra, cũng phải làm cho rõ tính chất những tiêu cực, nguy hiểm mang lại cho cộng đồng do những người (bị coi là vi phạm) sử dụng các thiết bị này để có những định hướng, giáo dục, thông điệp cụ thể, cần thiết truyền thông đến cộng đồng chứ không thể nói chung chung và rơi vào tình trạng cực đoan - “quản không được thì cấm”.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo