xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Phục thiện nhờ xã hội

Bài và ảnh: Tân Tiến

Qua 2 năm thực hiện Nghị định 80/2011/NĐ-CP của Chính phủ, TP HCM đã hỗ trợ, giới thiệu việc làm ổn định cho gần 3.500 người chấp hành xong án phạt tù, trong số này không ít người thành đạt

Ngày 5-8, Công an TP HCM đã tổ chức “Hội nghị biểu dương mô hình, cá nhân điển hình thực hiện công tác tái hòa nhập cộng đồng đối với người chấp hành xong án phạt tù (giai đoạn 2012-2014)”, đồng thời sơ kết 2 năm thực hiện Nghị định 80/2011/NĐ-CP của Chính phủ.

Nhiều mô hình nhân đạo

Theo báo cáo của Công an TP HCM, mỗi năm TP có hàng ngàn người chấp hành xong án phạt tù về không có nghề, trình độ học vấn thấp nên không có việc làm ổn định hoặc có điều kiện lao động sản xuất nhưng không có vốn dẫn đến tiếp tục phạm tội. Năm 2012, số người tái phạm tội là 6% và năm 2013 là 5,3%.

Ông Lê Mạnh Hà, Phó Chủ tịch UBND TP HCM, tặng bằng khen cho các cá nhân, tập thể đạt thành tích xuất sắc trong công tác hỗ trợ người chấp hành xong án phạt tù hòa nhập cộng đồng
Ông Lê Mạnh Hà, Phó Chủ tịch UBND TP HCM, tặng bằng khen cho các cá nhân, tập thể đạt thành tích xuất sắc trong công tác hỗ trợ người chấp hành xong án phạt tù hòa nhập cộng đồng

Nói về công tác tái hòa nhập cộng đồng cho người chấp hành xong án phạt tù, ông Lê Mạnh Hà, Phó Chủ tịch UBND TP HCM, cho biết việc này đã được thực hiện từ nhiều năm trước. Tuy nhiên, từ khi Nghị định 80/2011/NĐ-CP về “Quy định các biện pháp bảo đảm tái hòa nhập cộng đồng đối với người chấp hành xong án phạt tù” ra đời thì nhận thức, trách nhiệm của các cấp, ngành, tổ chức xã hội và nhân dân đã được nâng lên rõ rệt. Các cơ quan chức năng đã thực hiện và bước đầu đạt kết quả tốt một số nội dung như tư vấn, trợ giúp pháp lý, định hướng nghề nghiệp và đào tạo nghề, giới thiệu việc làm, cho vay vốn làm ăn...

Để giúp đỡ, cảm hóa người chấp hành xong án tù trở về địa phương, lực lượng công an các cấp tổ chức phát động phong trào “Toàn dân xây dựng khu phố, ấp không có tội phạm ẩn náu hoạt động và khu phố, ấp có tội phạm bị phát hiện nhanh, ngăn chặn kịp thời”, tạo được sự hưởng ứng tích cực của các tầng lớp nhân dân, vận động được nhiều người chấp hành xong án phạt tù tham gia.

Mô hình “Quản lý, cảm hóa, giáo dục, giúp đỡ người lầm lỗi tại cộng đồng dân cư” (gọi tắt mô hình 5+1) được nhân rộng ra 24 quận - huyện; mô hình “Xe bánh mì cộng đồng” của Quỹ Hòa nhập và Phát triển cộng đồng đến nay đã cấp 8 xe bánh mì cho người hết án tù về làm ăn ổn định. Ngoài ra, còn có các mô hình “Địa chỉ đáng tin cậy”, “CLB Sức sống mới”, “Tổ dân phố nghĩa tình”…

“TP đã tạo gần 3.500 việc làm cho người chấp hành xong án phạt tù. Để thu được nhiều kết quả hơn, các sở - ngành - đoàn thể… phải nhận rõ trách nhiệm của mình; nâng cao hơn nữa hiệu quả của các dự án dạy nghề, hỗ trợ vốn; đẩy mạnh việc vận động doanh nghiệp tiếp nhận người chấp hành xong án phạt tù…” - ông Lê Mạnh Hà nhấn mạnh.

Vượt qua trắc trở

Phát biểu tại hội nghị, Trung tướng Cao Ngọc Oánh, Tổng cục trưởng Tổng cục VIII - Bộ Công an, nói : “Hiện nay, trên cả nước có 150.000 tù nhân, trong đó 30% (tức 50.000 người) tái phạm tội. Tại TP HCM, 5% tái phạm tội là thấp nhưng và có gần 3.500 người sau khi chấp hành xong án phạt tù được hỗ trợ về vốn và tạo việc làm là điều đáng mừng, cần phát huy. Khi đã có cuộc sống ổn định, nhiều người đứng lên làm lại cuộc đời. Trong số này, không ít người trở thành những doanh nhân thành đạt, hạt nhân trong cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm. Điển hình là 17 người được tuyên dương trong hội nghị”.

Một số gương chấp hành xong án tù tái hòa nhập cộng đồng, vươn lên làm giàu, góp phần bảo đảm an ninh trật tự được nêu trong hội nghị, điển hình như: Lê Thừa Dương Hùng (huyện Hóc Môn), Phạm Đức Phương (quận Tân Phú), Cù Tuấn Bình (quận Tân Bình), Lê Hoàng Châu (quận 10)…

Được mời lên giao lưu, ông Lê Thừa Dương Hùng cho biết từng phạm tội giết người. Sau khi chấp hành xong án phạt tù trở về địa phương, làm lại cuộc đời, ông gặp không ít trắc trở vì “tiền án, tiền sự nhiều hơn tiền mặt”. “Lúc mới ra tù, đi xin việc chỗ nào cũng bị người ta từ chối. Sau đó, tôi xin vào học nghề điêu khắc gỗ tại cơ sở Quang Mỹ. Gần 4 năm học nghề và chí thú lao động, đến năm 2005, tôi quyết định ra riêng. Hiện nay, tôi đã dạy nghề cho trên 250 người, trong đó có hơn 50 người chấp hành xong án phạt tù, số còn lại là trẻ lang thang cơ nhỡ” - ông Hùng tâm sự. Hiện ông Hùng đang ấp ủ mở xưởng may để tạo việc làm cho những phụ nữ lầm lỡ. 

Tặng bằng khen gương điển hình

Tại hội nghị, UBND TP HCM đã tặng bằng khen cho 5 tập thể và 14 cá nhân điển hình thực hiện công tác tái hòa nhập cộng đồng đối với người chấp hành xong án phạt tù (giai đoạn 2012 -2014). Bên cạnh đó, Công an TP cũng tặng giấy khen tuyên dương 17 tập thể, 46 cá nhân và 17 người chấp hành xong án phạt tù có những đóng góp trong phong trào toàn dân tham gia bảo vệ an ninh trật tự.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo