xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Quyết định dũng cảm

Lưu Nhi Dũ

UBND tỉnh Quảng Nam vừa quyết định tạm dừng đạo tạo cán bộ theo hệ cử tuyển do chất lượng đào tạo quá thấp.

Đây là một quyết định dũng cảm của lãnh đạo tỉnh này trong khi nhiều địa phương còn “đấu tranh” để giữ, tăng số lượng đào tạo theo hệ cử tuyển.

Từ năm 2007 đến nay, UBND tỉnh Quảng Nam đã xét tuyển 60%-70% học sinh (HS) tốt nghiệp THPT ở các trường phổ thông dân tộc nội trú theo hệ cử tuyển học ở các trường ĐH, CĐ, TC. Tính đến cuối năm 2014, đã có 408 sinh viên (SV) tốt nghiệp, 759 SV đang theo học và 205 SV bị buộc thôi học vì học yếu, học không nổi và tự ý bỏ học. Giai đoạn 2008-2014, tỉnh Quảng Nam đã chi hơn 67 tỉ đồng cho các SV, HS theo học chế độ này. Tuy nhiên, khi ra trường, đa số không đáp ứng được yêu cầu công việc nên rất khó bố trí công tác; hiện có đến 34% số người tốt nghiệp chưa có nhiệm sở.

Không chỉ ở Quảng Nam, chất lượng đào tạo hệ cử tuyển ở các tỉnh Tây Nguyên cũng tương tự và đã được báo động tại hội nghị đánh giá kết quả 7 năm thực hiện chế độ cử tuyển trên địa bàn Tây Nguyên tổ chức hồi tháng 12-2014. Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo Tây Nguyên, chất lượng đào tạo hệ cử tuyển thấp, SV ra trường không đáp ứng được yêu cầu công việc. Do vậy, cần phải rà soát lại cả quá trình đào tạo hệ cử tuyển. Cũng tại hội nghị này, TS Nguyễn Thanh Sơn, Hiệu trưởng Trường Dự bị ĐH TP HCM, cho biết nhiều HS dự bị của trường quá yếu, dù cho lưu ban một năm vẫn không đủ chuẩn để vào ĐH nhưng các địa phương vẫn ép trường đưa các em vào học ĐH.

Đặc biệt, việc đào tạo ngành y, dược theo hệ cử tuyển cho các tỉnh miền Tây Nam Bộ có một thời gian gây tranh luận về chất lượng và đặt ra câu hỏi có thực sự cần thiết phải duy trì hệ đào tạo này hay không khi chất lượng đào tạo không cao. Thế nhưng, các tỉnh miền Tây Nam Bộ vẫn quyết định duy trì hệ đào tạo này với lý do để phủ kín mạng lưới y tế của khu vực.

Thực tế sau gần 40 năm đất nước thống nhất và phát triển kinh tế, chất lượng đào tạo giáo dục phổ thông ngày càng được nâng cao, nguồn tuyển sinh vào các trường ĐH, CĐ không khó. Cần tính đến phương án đào tạo cán bộ nguồn tại chỗ một cách khoa học để tránh lãng phí và những hậu quả khó lường khác trong việc đào tạo nguồn nhân lực cho vùng sâu, vùng xa. Ngoài việc tập trung phát triển giáo dục để có nguồn tuyển sinh, hoàn toàn có thể điều động cán bộ chuyên môn tốt về công tác ở vùng sâu, vùng xa bằng những chính sách đãi ngộ tiền lương thật xứng đáng như ngành giáo dục đang làm và bước đầu đã có hiệu quả.

Câu hỏi đặt ra là các địa phương khác có nên làm như tỉnh Quảng Nam - tạm dừng đào tạo hệ cử tuyển để chấn chỉnh và rà soát lại cả quá trình của hệ đào tạo này? Câu hỏi này không chỉ đặt ra cho các địa phương mà trách nhiệm còn thuộc về các bộ, ban, ngành liên quan.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo