xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Rà đâu, giảm được tiền tỉ đó!

THẾ KHA

Việc Bộ Giao thông Vận tải tiết giảm được 35.517 tỉ đồng qua rà soát lại 21 dự án giao thông đang gây nhiều ý kiến trái chiều trong dư luận

Theo Bộ Giao thông Vận tải (GTVT), những động thái kể trên nhằm thực hiện Nghị quyết 11/2011 của Chính phủ, qua đó tiết giảm được số kinh phí rất lớn cho ngân sách. Dư luận nói chung ủng hộ song cũng băn khoăn làm như vậy liệu có bảo đảm chất lượng công trình? Dường như tồn tại lỗ hổng rất lớn trong các khâu thực hiện dự án khiến ngân sách dễ bị đục khoét?

Rất nhiều dự án “thừa tiền”

Khi rà soát các dự án giao thông, Bộ GTVT đụng vào 4 vấn đề chính: rà soát phân kỳ đầu tư, quy mô đầu tư - tiêu chuẩn kỹ thuật, lựa chọn giải pháp thiết kế và đánh giá tình trạng khai thác các cầu đang khai thác để gia cường, tận dụng.

Cầu Việt Trì mới. Qua rà soát dự án này, đã tiết giảm được 1.123 tỉ đồng Ảnh: Bộ GTVT

Cầu Việt Trì mới. Qua rà soát dự án này, đã tiết giảm được 1.123 tỉ đồng Ảnh: Bộ GTVT

Tiến hành rà soát quy mô đầu tư, tiêu chuẩn kỹ thuật của các dự án, Bộ GTVT cho biết đã tiết giảm được khoảng 9.391 tỉ đồng. Trong đó, điển hình là dự án đường cao tốc Bến Lức - Long Thành điều chỉnh quy mô mặt cắt ngang (giảm chiều rộng làn xe, làn dừng khẩn cấp…), điều chỉnh vận tốc thiết kế 120 km/giờ xuống 80-100 km/giờ… đã cắt giảm ngay được 2.789 tỉ đồng. Tại dự án đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi, tiến hành điều chỉnh quy mô mặt cắt ngang (giảm chiều rộng dải phân cách giữa), điều chỉnh vận tốc từ 120 km/giờ xuống 80-120 km/giờ cũng đã giúp giảm khoảng 2.372 tỉ đồng. Điều chỉnh quy mô mặt cắt ngang từ 16 m còn 12 m tại dự án xây dựng cầu Mỹ Lợi (nối 2 tỉnh Long An và Tiền Giang) cũng đã giúp giảm được 201 tỉ đồng.

Tại dự án đường cao tốc Bến Lức - Long Thành, việc điều chỉnh chiều dài nhịp dây văng cầu Bình Khánh từ 460 m còn 375 m; cầu Phước Khánh từ 375 m xuống 300 m và điều chỉnh kết cầu dầm cầu Bình Khánh từ dầm thép thành dầm bê-tông cốt thép dự ứng lực, điều chỉnh giải pháp xử lý nền đất yếu, điều chỉnh kết cấu mặt đường,… cũng đã giúp giảm được 6.921 tỉ đồng…

Gần đây nhất, trong dự án xây dựng cầu Việt Trì (nối 2 tỉnh Vĩnh Phúc và Phú Thọ), chỉ riêng việc điều chỉnh kết cấu nhịp chính sử dụng liên tục đúc hẫng cân bằng (thay vì phương án cầu dây văng) cũng đã tiết giảm khoảng 1.123 tỉ đồng.

Tiết kiệm hay hạ chuẩn?

Ông Nguyễn Ngọc Đông, Thứ trưởng Bộ GTVT, cho biết sẽ không chỉ dừng lại ở việc tiết giảm kinh phí đầu tư hơn 35.000 tỉ đồng, bộ còn đang tiếp tục xem xét rà soát, điều chỉnh quy mô, phân kỳ đầu tư một số dự án và chỉ đạo các chủ đầu tư, ban quản lý dự án không điều chỉnh dự án làm vượt tổng mức đầu tư đã được duyệt.

“Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ GTVT đã thống nhất với Bộ Xây dựng giao Viện Kinh tế xây dựng - Bộ Xây dựng thẩm tra dự toán toàn bộ các gói thầu xây lắp thuộc dự án Quốc lộ 1 và Quốc lộ 14, bảo đảm thống nhất về giá xây dựng đối với dự án” - ông Đông cho biết.

Riêng đối với công tác đấu thầu, Bộ GTVT đã chỉ đạo các chủ đầu tư, ban quản lý dự án nghiêm túc thực hiện chỉ đạo về tăng cường quản lý, chấn chỉnh công tác đấu thầu và ngăn ngừa tình trạng bỏ thầu với giá không hợp lý hoặc cạnh tranh không lành mạnh. Năm 2013, Bộ GTVT đã phê duyệt 230 gói thầu với tổng giá trị trúng thầu 28.215 tỉ đồng, giá trị tiết kiệm được lên tới 1.371 tỉ đồng...

Tuy nhiên, trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động ngày 10-1, một chuyên gia của Bộ Xây dựng nói: “Bộ GTVT nói tiết giảm, tiết kiệm nhưng tôi rất lo. Việc điều chỉnh các tiêu chuẩn kỹ thuật của một dự án giao thông không hề đơn giản, đừng nghĩ rằng cứ cắt giảm bớt các tiêu chí kỹ thuật này kia và tiết giảm được cả ngàn tỉ đồng trong mỗi dự án là mừng”.

Theo vị này, khi lập dự án, báo cáo nghiên cứu khả thi đã phải có thiết kế cơ sở và đưa ra đề xuất một loạt khái niệm về giải pháp thiết kế, mặt đường, cấp của đường. Những tiêu chuẩn về đường hoàn toàn phụ thuộc vào tốc độ xe chạy, lưu lượng xe trên đường. “Theo Thông tư 10/2013 của Bộ Xây dựng thì đường được thiết kế tốc độ 120 km/giờ thuộc cấp “đặc biệt” mà lại được giảm xuống còn 80-100 km/giờ thì đã chuyển sang thuộc đường “cấp I” rồi. Rút từ cấp đặc biệt xuống cấp I thì không thể gọi là tiết kiệm” - chuyên gia này nói.

Lộ ra kẽ hở

Một chuyên gia giao thông cho rằng việc rà soát để cắt giảm những khoản đầu tư thừa thãi là cần thiết nhưng phải cẩn trọng để không gây ảnh hưởng tới tuổi thọ của công trình. “Tiết kiệm chi phí đầu tư phải xem xét quy mô của dự án, có hạ cấp công trình trong dự án hay không” - ông này nói.

Chuyên gia này cho rằng việc rà soát của Bộ GTVT cũng cho thấy câu chuyện giám sát, thẩm định dự án trước đây có nhiều kẽ hở, dễ tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư “đục khoét”.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo