xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Rối rắm và phi lý

Lương Duy Cường

Cách đây 20 năm, Trung tâm ĐH Dân lập Thăng Long (Hà Nội) ra đời và trở thành cơ sở thí điểm đầu tiên của cả nước cho mô hình xã hội hóa giáo dục ở cấp ĐH, CĐ. Từ đó đến nay, với 54 trường ĐH và 30 trường CĐ ngoài công lập, hệ thống này đã khẳng định được tính đúng đắn của chủ trương xã hội hóa giáo dục.

Theo ước tính, từ năm 2000 đến nay, các trường ĐH và CĐ ngoài công lập với quy mô 336.998 sinh viên đã giải tỏa áp lực căng thẳng đối với các trường công lập và cung cấp thêm nhân lực bậc cao cho đất nước. Tổng số vốn điều lệ đăng ký thành lập các trường này đến tháng 9-2009 đã lên đến 1.555 tỉ đồng; nếu chỉ tạm tính riêng về học phí thì đã huy động gần 30.000 tỉ đồng.

Như vậy, những kết quả trong xã hội hóa ở cấp ĐH và CĐ đã minh chứng được tư duy đổi mới của Đại hội Đảng lần thứ VI (năm 1986) trong việc khuyến khích phát triển các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh. Đúng như nhận định của Nghị quyết Trung ương 8 (khóa XI): “Hệ thống giáo dục và đào tạo ngoài công lập đã góp phần đáng kể vào phát triển giáo dục và đào tạo chung của toàn xã hội”.

Nhưng hệ thống các trường ĐH, CĐ ngoài công lập cũng đang bộc lộ nhiều vấn đề. Chẳng hạn, hiện chỉ khoảng trên 30 trường trong hệ thống này là có cơ sở đàng hoàng, còn hầu hết vẫn manh mún về cơ sở hạ tầng, trang thiết bị. Nhiều vấn đề phát sinh về tuyển sinh, đào tạo, công tác quản lý... khiến một số trường đánh mất dần thương hiệu, khó tuyển sinh nên rơi vào nguy cơ phá sản. Dĩ nhiên, đấy không hẳn chỉ là “bệnh” riêng của các trường ngoài công lập.

Tuy nhiên, cân phân thì thấy trường ĐH, CĐ ngoài công lập lâu nay phải cật lực bươn chải qua những rối rắm và phi lý của cơ chế, chính sách. Chẳng hạn, trong khi sinh viên công lập được lắm đãi ngộ từ nhà nước, đóng học phí rất thấp so với chi phí đào tạo cần thiết thì sinh viên ngoài công lập chẳng được nhà nước đãi ngộ gì. Ngay Luật Giáo dục 2005, trong khi điều 20 cấm lợi dụng các hoạt động giáo dục vì mục đích vụ lợi thì điều 66 chấp nhận chia lãi suất cho thành viên góp vốn và điều 67 chấp nhận sở hữu tư nhân. Luật Giáo dục 2005 công nhận cả hai loại hình trường dân lập và tư thục nhưng Nghị định 75/2006/NĐ-CP và cả Nghị định 31/2011/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 75/2006/NĐ-CP) lại “xóa” trường dân lập dù nó chứa đựng khá nhiều nhân tố “không vì lợi nhuận”.

Chưa kể việc Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định điểm sàn trong khi lại cho phép các trường công mở rộng quá mức chỉ tiêu tuyển sinh bằng việc tuyển sinh nhiều lần hoặc tuyển cả hệ B, khiến các trường ngoài công lập cạn kiệt nguồn tuyển.

Vài vấn đề như thế để thấy các trường ngoài công lập muốn “sống”, cống hiến thì nỗ lực của nhà đầu tư là chưa đủ. Khi đã là một bộ phận không thể thiếu để tạo nên diện mạo đầy đủ của nền giáo dục Việt Nam thì giáo dục ngoài công lập cũng cần được “sống”, “hít thở” không khí của sự bình đẳng đối với trường công lập. Cái cách rất thoáng, rất mở nhưng cũng rất “siết” chỉ tạo môi trường màu mỡ cho nạn “xin - cho” và “hành” mà thôi.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo