xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Sao là “chuyện của nhà nước”!

Lê Trường

Câu chuyện về dự án lấn vịnh Nha Trang (Khánh Hòa) để xây dựng Công viên Văn hóa, Giải trí, Thể thao Nha Trang Sao vốn đã lùm xùm từ vài năm qua vì những phản ứng gay gắt của người dân và các nhà khoa học, kiến trúc sư.

Vụ việc càng thu hút hơn sự chú ý của dư luận khi vào ngày 22-12 vừa qua, đoàn kiểm tra liên ngành của tỉnh Khánh Hòa sau khi thực địa hiện trường dự án đã có cuộc “họp kín”, cơ quan truyền thông không được tham dự. Thậm chí, khi phóng viên đề nghị được thông tin kết quả kiểm tra, ông Nguyễn Văn Sơn, Phó Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Khánh Hòa, đã cáu gắt: “Đấy là chuyện của nhà nước. Anh hỏi làm gì…?”.

Thái độ của vị phó giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Khánh Hòa mang “hơi hướng” kẻ cả, uy quyền, thể hiện sự coi thường dư luận của một cán bộ công chức vốn được xem là công bộc của dân.

Thực ra, chuyện cán bộ coi thường dân có lẽ không mấy xa lạ bởi nó vẫn thường xảy ra ở nhiều nơi với nhiều mức độ khác nhau. Nói như ông Vũ Quốc Hùng, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra trung ương, vô trách nhiệm là biểu hiện của lối sống xa dân, thể hiện ý thức và hành động không làm tròn phận sự của mình đối với xã hội; trong một số trường hợp nó còn gây hậu quả tiêu cực. Nếu không quá lời, hiện nay, lối sống ấy đang khá phổ biến ở một bộ phận cán bộ công chức, vô hình trung trở thành vấn nạn trong một xã hội dân chủ, văn minh. Thậm chí gây tổn thất cho cộng đồng, kìm hãm sự phát triển và tiến bộ của con người.

Ở khía cạnh khác, việc phóng viên đề nghị được cung cấp kết quả kiểm tra dự án lấn biển Nha Trang là hoàn toàn đúng vì đó là quyền tiếp cận thông tin - một phần cấu thành quan trọng của quyền tự do thông tin - đã được pháp luật công nhận. “Chuyện của nhà nước” mà ông Sơn nói thực ra là chuyện của dân, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của dân mà bất kỳ ai cũng có quyền được biết.

Nhà nước pháp quyền được sinh ra để bảo vệ các quyền của người dân, trong đó có quyền tự do ngôn luận, thông tin. Ngoại trừ những thông tin thuộc bí mật quốc gia, còn lại tất cả thông tin khác đều phải được cung cấp cho người dân khi họ có yêu cầu. Vấn đề đặt ra là nếu tiếp cận thông tin là một quyền thì việc tạo điều kiện để người dân thực thi quyền đó mới là yếu tố quan trọng, tiên quyết. Và như vậy, việc bảo vệ quyền được biết, được tiếp cận thông tin của người dân, kể cả các chế tài khi quyền này bị xâm phạm bằng những chế định cụ thể, đang là đòi hỏi bức bách của thực tiễn cuộc sống và rất chính đáng.

Trở lại câu chuyện trả lời phóng viên của ông phó giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Khánh Hòa, nếu coi báo chí là một kênh để người dân có thể nhanh chóng tiếp cận thông tin thì việc bảo vệ các hoạt động tác nghiệp của báo chí cũng chính là bảo vệ quyền được thông tin của người dân

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo