xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Sát thủ giấu mặt

Cao Tuấn

Tài xế dùng rượu và ma túy là nỗi ám ảnh của những người tham gia giao thông không chỉ ở Việt Nam.

Tuy nhiên, trong các vụ tai nạn kinh hoàng, một “đồng phạm” khác của các tài xế lại là những thứ mà người ta vẫn sử dụng hằng ngày nhưng không hề đề ý. Đó là thuốc và tác dụng phụ của nó.

Rượu và ma túy được cho là hai “con ma” ghê gớm nhất dẫn lối, đưa đường cho các tài xế, cùng với năm ba chục hành khách trên xe, đến với những kết cục bi thảm. Như một cách đề kháng, các biện pháp ngăn chặn cùng với những khẩu hiệu như “Đã uống bia rượu thì không lái xe” ngày càng phổ biến và đi vào ý thức của nhiều người theo cách mưa dầm thấm lâu. Trong khi đó, ma túy luôn là mục tiêu phòng chống ở quy mô quốc gia. Riêng vấn đề tài xế sử dụng ma túy khi lái xe, mức độ kiểm soát càng nghiêm ngặt hơn bởi tình trạng tệ hại này đang có chiều hướng lây lan như bệnh dịch... Vì lẽ đó, mọi người ít nhiều cũng hiểu hệ quả của rượu và ma túy đối với tài xế và tất nhiên không muốn những tai nạn thảm khốc xảy ra.

Tuy nhiên, tác dụng phụ của thuốc, trong chừng mực nhất định, cũng nguy hiểm không kém với lý do chính là ít ai quan tâm đến tác hại tiềm ẩn của nó trong khi dược phẩm ở ta lại phong phú và mua bán dễ dàng!

Trong một bài viết trên Báo Người Lao Động ra ngày 28-11, dược sĩ Nguyễn Bá Huy Cường (Úc) đã lên tiếng cảnh báo về vấn đề này. Ông chỉ ra rằng để chữa những rối loạn hay bệnh tật như dị ứng, lo âu, thấp khớp, cảm cúm, trầm cảm, đái tháo đường, tim mạch, đau cơ... người ta cần đến dược phẩm.

Những loại thuốc này đều có thể gây ra những phản ứng như buồn ngủ, rối loạn thị giác, chóng mặt, chuyển động cơ thể chậm chạp, mất khả năng tập trung, nôn mửa, bất tỉnh... Trong trường hợp sử dụng cùng lúc nhiều loại thuốc thì do tính chất tương tác, mức độ rủi ro đối với tài xế càng cao.

Những phản ứng trên rõ ràng là mối đe dọa đối với tài xế và nghiêm trọng hơn, đối với hành khách trên xe và những người tham gia giao thông khác. Theo Bộ Giao thông Vận tải, qua phân tích các vụ tai nạn thảm khốc cho thấy nguyên nhân chính là do tài xế vi phạm tốc độ, đi sai phần đường, vượt xe khác không đúng quy định (chiếm 50%-60%). Nếu có điều kiện phân tích sâu thêm về mặt y học thì những lỗi này, ở một tỉ lệ đáng kể nào đó, không thể không có vai trò của thuốc xét về khía cạnh tác dụng phụ, bởi lẽ lúc đó tài xế không còn phản xạ tốt, dẫn đến những phản ứng hoặc phán đoán sai.

Câu hỏi đặt ra hiện nay là khi tài xế có dấu hiệu buồn ngủ, rối loạn thị giác, cơ thể trở nên chậm và yếu... nhưng vẫn cố cầm vô-lăng thì sẽ được phát hiện và xử lý thế nào? Có vẻ như vấn đề này đang còn bỏ ngỏ

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo