xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Siết việc vung tiền lo... kỷ niệm

Bài và ảnh: YẾN ANH

Việc xây dựng nghị định về ngày thành lập, ngày truyền thống của các bộ, ngành, địa phương là cần thiết để tránh tình trạng phô trương, tổ chức lễ kỷ niệm phô trương, gây tốn kém, lãng phí


Dự thảo Nghị định quy định ngày thành lập, ngày truyền thống của các bộ, ngành, địa phương đang được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch (VH-TT-DL) lấy ý kiến theo hướng siết lại việc tổ chức lễ kỷ niệm ngày thành lập, ngày truyền thống vốn đang tràn lan.

Mạnh ai nấy làm

Theo Cục Văn hóa cơ sở - Bộ VH-TT-DL, cả nước hiện có khoảng 200 ngày thành lập, ngày truyền thống của các bộ, ngành, địa phương. Trong đó, kỷ niệm cấp quốc gia có 7 ngày; ngày thành lập của các bộ, ngành, địa phương có 87 ngày; ngày truyền thống của các bộ, ngành, địa phương có 121 ngày. 63/63 tỉnh, thành có kỷ niệm ngày thành lập, tái lập tỉnh, thành.

Tuy nhiên, thời gian qua vẫn chưa có văn bản pháp lý cụ thể về điều kiện, trình tự, thủ tục để tổ chức lễ kỷ niệm. Mỗi cơ quan, đơn vị có cách thức tổ chức khác nhau, dẫn đến tình trạng mạnh ai nấy làm.

Siết việc vung tiền lo... kỷ niệm - Ảnh 1.

Vĩnh Phúc đã chi gần 65 tỉ đồng mua ấm chén làm quà tặng dịp kỷ niệm 20 năm tái lập tỉnh

Bà Trịnh Thị Thủy, Cục trưởng Cục Văn hóa cơ sở, đánh giá việc mời khách trong các lễ kỷ niệm nhiều nơi quá tràn lan. Một số tỉnh, thành tổ chức kỷ niệm ngày thành lập, ngày tái lập với quy mô lớn, truyền hình trực tiếp trên sóng truyền hình trung ương. Sau phần lễ luôn là chương trình nghệ thuật chào mừng kỷ niệm, sân khấu hoành tráng và hiện đại, âm thanh chuyên nghiệp, có sự tham gia của hàng trăm nghệ sĩ, ca sĩ, diễn viên nổi tiếng và hàng ngàn khách mời tham dự…, tiêu tốn nguồn kinh phí lớn, hàng chục tỉ đồng. Việc chiêu đãi, tặng quà, tặng hoa khi tổ chức các ngày kỷ niệm của bộ, ngành, địa phương gây lãng phí, tốn kém, dư luận nhân dân không đồng tình.

Theo bà Thủy, số lần tổ chức các lễ kỷ niệm có xu hướng gia tăng. Một số tỉnh, thành vừa tổ chức năm tròn ngày thành lập vừa tổ chức năm tròn ngày tái lập, thể hiện sự phô trương. Các quận, huyện, thị xã, đơn vị sự nghiệp, các tổ chức kinh tế, chính trị, chính trị - xã hội - nghề nghiệp… cũng thường xuyên tổ chức lễ kỷ niệm, dẫn đến hình thức trùng lặp, đơn điệu.

Năm 2016, tỉnh Vĩnh Phúc chi 65 tỉ đồng để mua quà tặng dịp tái lập tỉnh. Còn Tập đoàn Than Khoáng sản Việt Nam yêu cầu các đơn vị bỏ ra hàng chục tỉ đồng mua kỷ niệm chương 80 năm ngày truyền thống... Nêu ra các trường hợp này, ông Nguyễn Đức Hải, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội, cho rằng việc tổ chức kỷ niệm tốn kém như thế là không cần thiết, phải chấn chỉnh.

Đâu cần tụ tập đánh chén, múa hát!

Trước thực trạng trên, bà Trịnh Thị Thủy cho rằng đến lúc cần thiết phải có quy định, siết chặt việc tổ chức các hoạt động lễ lạt này.

Dự thảo nghị định đưa ra nhiều quy định đáng chú ý, như quy định về tổ chức đối với năm chẵn và tổ chức hằng năm ngày thành lập, ngày truyền thống; quy định về nghi thức và trình tự cũng như trang trí, khánh tiết buổi lễ kỷ niệm. Thành phần khách mời cũng được quy định rõ, cụ thể. Chẳng hạn, đối với ngày thành lập tỉnh thì chỉ mời một trong 4 lãnh đạo là Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội. Trường hợp tổ chức buổi lễ trong hội trường, số lượng khách mời và ban tổ chức không quá 300 người, ngoài trời không quá 500. Dự thảo còn nghiêm cấm việc tổ chức kỷ niệm ngày thành lập, ngày truyền thống khi chưa được các cấp có thẩm quyền công nhận hoặc tổ chức gây lãng phí, tốn kém.

Đồng tình với việc xây dựng nghị định này, ông Lê Như Tiến, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, đánh giá nước ta có quá nhiều lễ hội, lễ kỷ niệm, ngày truyền thống. Thậm chí, việc khai trương, động thổ cũng diễn ra linh đình suốt cả tháng, cả năm. Cơ quan, đơn vị nào cũng tổ chức giống nhau, cũng mời nghệ sĩ, ca sĩ đến múa hát. Có đơn vị dù làm ăn thua lỗ cũng vẫn chi những con số khổng lồ cho lễ kỷ niệm, thậm chí bỏ tiền ra "chạy" huân, huy chương.

"Tốt nhất là hãy biến các lễ kỷ niệm thành hành động thiết thực như lao động sản xuất, làm việc tích cực hơn chứ không phải tụ tập nhau đánh chén, múa hát" - ông Lê Như Tiến nêu quan điểm.

Ngốn quá nhiều ngân sách

TS Nguyễn Văn Vịnh, nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển xã hội, cho rằng việc chi tiêu cho khánh thành, động thổ, kỷ niệm ngày thành lập, ngày truyền thống các bộ, ngành, địa phương ngốn quá nhiều tiền của, ngân sách nhà nước.

"Chưa nói đến chuyện có tiêu cực trong chi tiêu hay không, chỉ lãng phí thôi cũng đã quá xót xa. Cả nước có hàng ngàn cơ quan, doanh nghiệp nhà nước, mỗi năm biết bao nhiêu lễ kỷ niệm, khánh thành, động thổ, quả thực là con số khổng lồ" - ông Vịnh nhìn nhận.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo