xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tăng cước data để cạnh tranh với OTT

BẢO TRÂN

Đây là đề nghị của nhiều nhà mạng di động tại buổi tọa đàm “Dịch vụ OTT ở Việt Nam và chính sách quản lý” do Cục Viễn thông - Bộ Thông tin và Truyền thông (TT-TT) và Báo Bưu điện tổ chức ngày 5-9

Tại Việt Nam, OTT (dịch vụ gọi điện, nhắn tin miễn phí trên nền internet) xâm nhập mạnh mẽ từ năm 2012 bởi các nhà cung cấp như Viber, Line, KakaoTalk và Zalo. Dự kiến hết năm 2013, số người dùng Viber lên con số 10 triệu, Zalo hướng đến mốc 5 triệu. Với Line hay KakaoTalk, con số người dùng vào đầu quý I/2013 là khoảng 1,5 - 2 triệu người.

OTT đã cung cấp cho người dùng Việt Nam dịch vụ nhắn tin, gọi điện miễn phí hoàn toàn nhưng ngược lại là “quả đắng” cho các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông di động (gọi tắt là nhà mạng) khi doanh thu sụt giảm liên tục. Theo Viettel, nếu 40 triệu thuê bao của mạng này sử dụng Viber thì doanh thu sẽ giảm 40%-50%. Trong khi đó, VNPT cho biết các dịch vụ OTT đã làm giảm doanh thu từ 9%-10%. Tính toán chi tiết, mạng Viettel mất khoảng 1.500 tỉ đồng trong nửa đầu năm 2013, còn MobiFone thất thu 1.000 tỉ đồng/năm.

Phó Tổng Giám đốc Viettel, ông Nguyễn Mạnh Hùng, thừa nhận OTT đang tấn công các nhà mạng dựa trên giá cước data tại Việt Nam rẻ nhất thế giới. Ông Hùng dẫn chứng ở Trung Quốc 1 cuộc gọi OTT rẻ hơn 1 cuộc gọi di động 4 lần nhưng ở Việt Nam là tới 14 lần. Theo ông Hùng, lợi thế của OTT là “3 không”: Không mạng, không quản lý, không biên giới. “Sự vênh này là không công bằng với các nhà mạng. Chưa kể OTT không chịu sự quản lý nào, không đóng thuế, không tạo việc làm” - ông Hùng kể tội.

Còn Phó Tổng Giám đốc MobiFone Nguyễn Đình Chiến than thở: “OTT cung cấp thoại, nhắn tin miễn phí hoàn toàn mà không hề bị tuýt còi và kiếm lợi nhuận từ bù chéo, trong khi nhà mạng chỉ bán dưới giá thành là bị phạt. Chưa kể OTT sống ký sinh trên hạ tầng của các nhà mạng”.

Vì vậy, đại diện các nhà mạng kiến nghị Bộ TT-TT cần có chế tài quản lý đưa OTT vào khuôn khổ và bảo đảm sự cạnh tranh bình đẳng, trong đó có việc tăng cước data di động.

Trước đề nghị này, bà Lê Thị Ngọc Mơ, Phó Cục trưởng Cục Viễn thông (Bộ TT-TT), khẳng định: “OTT là xu hướng mới, không nên và không thể ngăn cấm”. Theo bà Mơ, Cục Viễn thông khuyến khích nhà mạng chủ động đề xuất, triển khai các giải pháp hợp tác với OTT phù hợp quy định để bảo đảm sự phát triển chung và quyền lợi của khách hàng.

Thứ trưởng Bộ TT-TT Lê Nam Thắng khẳng định OTT là dịch vụ viễn thông nên sẽ chịu sự quản lý của Luật Viễn thông. Tuy nhiên, ông nhìn nhận việc quản lý OTT xuyên biên giới là không hề đơn giản. “Nếu không đặt ra quyền, nghĩa vụ cho OTT nước ngoài thì sẽ tạo sân chơi không bình đẳng cho OTT trong nước và các nhà mạng” - ông Thắng nói. Tuy nhiên, theo ông Thắng việc công nhận và quản lý OTT cần có lộ trình vì nếu nhà mạng sập thì OTT cũng không thể phát triển. “Tương lai sẽ quản lý giá trần và doanh nghiệp có quyền tăng - giảm nhưng không vượt quá trần quy định” - ông Thắng khẳng định.

Sẵn sàng hợp tác và chịu quản lý

Ông Nguyễn Phong Lộc, Giám đốc Phòng Game và Mobile của Line tại Việt Nam, cho biết nhà cung cấp đề nghị cơ quan quản lý có chế tài rõ ràng để yên tâm đầu tư lâu dài. Ông Lộc khẳng định OTT sẵn sàng hợp tác với các nhà mạng để phân chia nguồn lợi bằng mô hình cụ thể.

Còn ông Vương Quang Khải, Phó Tổng Giám đốc VNG, chủ sở hữu Zalo đề xuất mô hình hợp tác nhà mạng với OTT theo phương thức thanh toán trực tiếp trên điện thoại của người dùng.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo