xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tất cả phải cùng trên đường ray!

THẾ DŨNG thực hiện

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, nguyên Tổng Thư ký và Phó Chủ tịch của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, nhấn mạnh nền kinh tế chỉ khởi sắc khi quyết tâm của Chính phủ nhận được sự song hành chuyển động của các bộ, ngành, địa phương

img
Bà Phạm Chi Lan

* Phóng viên: Bà nghĩ gì về thông điệp đầu năm của Thủ tướng Chính phủ với trọng tâm là “cải cách thể chế và nâng cao năng lực cạnh tranh” nền kinh tế?

 - Bà Phạm Chi Lan: Tôi cho rằng bức tranh kinh tế Việt Nam năm 2014 được quyết định bởi quyết tâm rất cao trong việc cải cách thể chế của nhà nước. Mấy năm vừa qua, nền kinh tế gặp rất nhiều khó khăn. “Di sản” này vẫn tồn tại, ảnh hưởng tới năm 2014. Tuy nhiên, nếu nhà nước, mà ở đây trực tiếp là Chính phủ, tạo đột phá, tập trung vào cải cách thể chế và tái cơ cấu nền kinh tế thì tình hình sẽ được tháo gỡ.

* Vậy theo bà, người đứng đầu Chính phủ cũng như các thành viên phải đột phá cụ thể ở các khâu, lĩnh vực nào?

- Việc cải cách thể chế phải đột phá mạnh quanh vấn đề cải thiện môi trường kinh doanh từ cải cách thuế, phí, chi phí hoạt động của doanh nghiệp (DN). Bởi đà DN đóng cửa đến cuối năm 2013 vẫn tăng lên so với những năm trước, tới 61.000 DN, gấp 1,5 lần thời điểm cuối năm 2010 (40.000 DN). Vì vậy, phải tìm mọi biện pháp hiệu quả, có chiều sâu để chặn đà này.

* Người dân, nhà đầu tư trong và ngoài nước có thể tin tưởng nền kinh tế Việt Nam sẽ khởi sắc trong năm 2014?

- Tôi tin như vậy. Năm 2014, mục tiêu mà Chính phủ đề ra vẫn là tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, cải thiện môi trường kinh doanh nhưng được đặt ở tầm rất cao ở cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh và tái cơ cấu nền kinh tế. Nếu nhìn nhận đúng vấn đề và thực hiện rốt ráo, tập trung từ Chính phủ đến các bộ, ngành, địa phương và chính các DN thì chắc chắn tình hình kinh tế sẽ sáng sủa hơn năm 2013.

Tuy nhiên, chúng ta cũng phải sòng phẳng để thận trọng hơn khi dự báo bởi mục tiêu là vậy, đường hướng là tốt nhưng thực hiện không trúng, nửa vời thì cũng không hiệu quả. Thực tế đã chứng minh không ít lần nghị quyết của Chính phủ là đúng, cụ thể nhưng triển khai thực hiện ở dưới lại thiếu quyết tâm dẫn đến hiệu quả không cao, thậm chí không có hiệu quả. Nhiều năm rồi, quyết tâm cao của lãnh đạo Chính phủ không phải lúc nào cũng nhận được sự song hành “chuyển động” từ lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương. Tôi muốn dùng hình ảnh chúng ta như đi trên một con tàu và tất cả phải cùng lên đường ray thì đoàn tàu mới bắt đúng tốc độ và cùng nhau hướng về đích.

Sản xuất hàng thời trang xuất khẩu tại Công ty May mặc Sài Gòn 2Ảnh: TẤN THẠNH
Sản xuất hàng thời trang xuất khẩu tại Công ty May mặc Sài Gòn 2Ảnh: TẤN THẠNH

* DN vướng nhất, khó nhất ở khâu nào nếu xét trên vấn đề thể chế và môi trường kinh doanh, thưa bà?

- Chuyện đầu ra sản phẩm vẫn là vấn đề then chốt cho các DN. Theo báo cáo, hàng tồn kho cuối năm 2013 có giảm, thực chất là do DN cắt giảm sản lượng, dù có lãng phí công suất nhưng không bị chôn vốn. Vì vậy, nhà nước phải tìm mọi cách tạo ra thị trường để DN nâng dần công suất lên và tiêu thụ được sản phẩm.

Mặt khác, đầu vào sản phẩm với hàng loạt chi phí cứ ngày một tăng cao làm cho sản phẩm giảm sức cạnh tranh, khó tiêu thụ hàng, dẫn đến không bền vững. Nhất là chi phí cơ bản như điện, xăng dầu, thuế, phí. Chính phủ đúng là đã giãn thuế, giảm thuế thu nhập DN nhưng nhiều loại phí khác lại tăng lên dẫn đến DN chưa được hỗ trợ thực chất. Phần giảm không bằng phần tăng khiến DN rơi vào tình cảnh “DN vẫn phải nộp nhiều hơn cho nhà nước”. Ngay đánh giá của Ngân hàng Thế giới và Diễn đàn Kinh tế thế giới thì thuế, phí vẫn là chỉ số xấu của Việt Nam. Tình trạng này đã kéo dài nhiều năm nay.

Mặc dù ngành thuế đã có nhiều cải cách nhưng vẫn chưa đi vào được cuộc sống. Tôi cho rằng nguyên nhân chính vẫn là hành thu chứ không hoàn toàn là sắc thuế. Cùng một sắc thuế nhưng nơi thu thế này, nơi thu thế khác. Đặc biệt là thường diễn ra cảnh cả đoàn cán bộ thuế nhăm nhăm đến DN, dẫn tới “hành” DN nhưng cũng nảy sinh mặc cả, móc ngoặc gây thất thu rất lớn cho ngân sách nhà nước. Cách hành thu này càng thúc đẩy cán bộ thuế đến DN nhiều lần trong năm.

* Có ý kiến cho rằng Chính phủ phải yêu cầu các bộ, ngành lên danh sách các DN phải cổ phần hóa trong năm 2014-2015, nếu chậm sẽ căn cứ vào đó để “xử”?

- Rất cần thiết như vậy! Chính phủ có thể giao cho một cơ quan làm đầu mối tổng hợp danh sách trình lên và phê chuẩn thật sớm. Danh sách này công khai từ DN 100% vốn nhà nước, 50% vốn nhà nước, số còn lại là cổ phần hóa toàn bộ. Đến thời hạn không thực hiện được thì người đầu tiên chịu trách nhiệm là lãnh đạo DN đó; thứ 2 chính là bộ, cơ quan chủ quản. Phải gắn trách nhiệm bộ chủ quản chịu trách nhiệm cao nhất và phải làm bằng được nếu như không muốn bị kỷ luật, mất chức.

Việc công khai danh sách cũng giúp thị trường minh bạch và nhà đầu tư có thêm nhiều sự lựa chọn. Có danh sách cụ thể từ số vốn cổ phần… sẽ chấm dứt tình cảnh thị trường “tù mù” như thời gian qua, chẳng biết ai được bán ra, bán ra bao nhiêu, vì thế thị trường cũng không có cơ hội phát triển.

“Tôi cảm nhận rằng lãnh đạo Chính phủ đã nắm rõ tình hình kinh tế hiện nay và đang quyết tâm lớn để tạo ra sự thay đổi trong năm 2014. Tôi đang kỳ vọng vào sự thay đổi này”.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo