xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Thi trước, chọn trường sau: Tại sao không?

BÍCH VÂN

Nội dung đào tạo, cơ hội việc làm sau khi ra trường là những vấn đề được thí sinh Quảng Nam đặc biệt quan tâm và đặt câu hỏi tại buổi giao lưu

Ngày 15-3, hơn 1.500 học sinh đến từ các trường THPT trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đã được giải đáp tận tình những băn khoăn, thắc mắc trước việc chọn ngành, nghề cho kỳ thi tuyển sinh ĐH - CĐ tại chương trình Đưa trường học đến thí sinh 2014 do Báo Người Lao Động tổ chức, với sự tài trợ của Công ty CP Phân bón Bình Điền và sự đồng hành của các trường ĐH-CĐ.

Thí sinh đất Quảng có lợi nhờ quy định mới

Mở đầu buổi tư vấn, TS Nguyễn Đức Nghĩa, Phó Giám đốc ĐHQG TP HCM, tiết lộ về những điều chỉnh trong quy định điểm ưu tiên năm 2014. Theo đó, thí sinh (TS) Quảng Nam sẽ thuận lợi hơn bởi theo điều chỉnh mới, tỉnh này có nhiều xã nằm trong diện ưu tiên KV1 hơn so với các năm trước.

Một học sinh đã gây “sốc” khi hỏi thẳng: “Sinh viên tốt nghiệp Trường ĐH Quảng Nam ra trường rất ít cơ hội việc làm. Trường có ý kiến gì về nhận định này?”. ThS Dương Phương Hùng, Trưởng Phòng Khảo thí và Đảm bảo chất lượng giáo dục Trường ĐH Quảng Nam, cho biết hiện tại, trường chưa có nghiên cứu và đánh giá cụ thể về tỉ lệ sinh viên có việc làm sau khi ra trường. ThS Hùng cho hay nhà trường đang khảo sát tỉ lệ sinh viên ra trường có việc và công bố rộng rãi để TS có cơ hội tìm hiểu kỹ hơn trước khi chọn ngành.

Em Phạm Thị Hà, lớp 12C9 Trường THPT Lê Quý Đôn, hỏi ngành quản lý nhà nước ở Trường ĐH Kinh tế thuộc ĐH Đà Nẵng đào tạo ra làm công việc gì và cơ hội việc làm có thuận lợi? PGS-TS Lê Văn Huy, Trưởng Phòng Đào tạo ĐH Kinh tế Đà Nẵng, cho biết đây là ngành mới mở trong năm 2014, đào tạo 2 chuyên ngành là hành chính công và kinh tế chính trị. Ngành này đào tạo những cán bộ làm việc trong các cơ quan của Đảng, nhà nước; trang bị kỹ năng, kiến thức xây dựng kế hoạch quản lý hành chính.

Học sinh tỉnh Quảng Nam đặt câu hỏi cho ban tư vấnẢnh: TRẦN THƯỜNG
Học sinh tỉnh Quảng Nam đặt câu hỏi cho ban tư vấnẢnh: TRẦN THƯỜNG

Học sinh Nguyễn Mai Ngọc, Trường THPT Cao Bá Quát, thắc mắc về chương trình học bổng toàn phần của Trường ĐH Duy Tân Đà Nẵng và cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp? ThS Nguyễn Hữu Phú, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Duy Tân, cho biết mức học bổng toàn phần từ cử nhân đến tiến sĩ vừa được trường ban hành từ năm 2014. Theo đó, có 40 suất học bổng, trị giá mỗi suất là 800 triệu đồng dành cho TS trúng tuyển từ 25 điểm trở lên vào 2 ngành công nghệ thông tin và quản trị kinh doanh, du lịch.

Sinh viên theo học chương trình này sẽ được nhà trường chi trả toàn bộ học phí, chi phí ăn ở và bảo đảm công việc có mức lương cao sau tốt nghiệp. Đây cũng là chương trình học bổng nhằm cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho khu vực miền Trung.

Đừng ham số lượng!

Câu hỏi của em Nguyễn Văn Hậu, lớp 12A Trường THPT Lê Quý Đôn, được nhiều học sinh hưởng ứng nồng nhiệt và khiến ban tư vấn bất ngờ. Theo Hậu, hiện nay, TS đều phải chọn trường, chọn ngành rồi mới thi và đặt vấn đề tại sao không thay đổi ngược lại theo phương thức tổ chức thi trước rồi mới để TS chọn trường, chọn ngành? “Việc này sẽ giúp TS có cơ hội lựa chọn đúng đắn hơn ngành học và phù hợp với năng lực của mình” - Hậu nhận định.

TS Nguyễn Đức Nghĩa cho biết phương thức nêu trên đã áp dụng ở một số nước trên thế giới. Ở nước ta, 2 kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH - CĐ kề sát nhau. Theo TS Nghĩa, kỳ thi tốt nghiệp THPT gần như không có ý nghĩa. Bắt đầu từ năm nay, khi áp dụng quy chế mới thì kỳ thi tốt nghiệp THPT mới được ngó ngàng đến trong xét tuyển. Chính vì thế, trước nay, hầu hết học sinh đều nghĩ đến kỳ thi ĐH trước khi thi tốt nghiệp THPT. Đây là một bất cập trong ngành giáo dục nhưng chưa thể giải quyết bởi việc hướng đến một kỳ thi chung còn cần rất nhiều yếu tố.

TS Nghĩa khuyên rằng mỗi TS hoàn toàn có thể tìm cho mình một ngành, một trường thích hợp sau khi tốt nghiệp ở bất cứ bậc học nào, từ trung cấp đến ĐH.

Nhiều học sinh đã bày tỏ tâm tư muốn đăng ký thi một lúc nhiều ngành học để có nhiều cơ hội lựa chọn hơn. “Em có thể thi bao nhiêu trường ĐH, cùng một ngành và một khối thi có thể thi nhiều trường?” - học sinh Nguyễn Thị Yến, lớp 12C9 Trường THPT Lê Quý Đôn, hỏi.

Trả lời, TS Nghĩa cho biết trung bình mỗi năm có khoảng 2,1 triệu bộ hồ sơ đăng ký dự thi. Bình quân, mỗi TS nộp 1,8 bộ hồ sơ. Theo quy định, TS có thể tự do trong việc nộp hồ sơ đăng ký dự thi vào nhiều trường, nhiều ngành khác nhau nhưng mỗi đợt thi thì chỉ được dự thi với 1 giấy báo thi. Trong khi đó, có nhiều TS nộp đến 10 bộ hồ sơ.

“Các em cần cân nhắc và kiên định trước khi làm hồ sơ để có thể an tâm hơn trong kỳ thi mà không tốn nhiều tiền bạc” - TS Nghĩa lưu ý. 

Đưa chương trình đến Quảng Ngãi

Từ 8 giờ ngày 16-3, chương trình Đưa trường học đến thí sinh 2014 sẽ diễn ra tại Nhà Văn hóa Lao động tỉnh Quảng Ngãi, được Đài PT-TH Quảng Ngãi truyền hình trực tiếp và tường thuật trực tuyến trên nld.com.vn.

Ban tư vấn chương trình tại Quảng Ngãi gồm: TS Nguyễn Đức Nghĩa, Phó Giám đốc ĐHQG TP HCM; PGS-TS Đặng Vũ Ngoạn, Hiệu trưởng Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP HCM; TS Trần Đình Lý, Trưởng Phòng Đào tạo Trường ĐH Nông Lâm TP HCM, cùng đại diện các trường ĐH: Tài chính - Marketing, Quốc tế Hồng Bàng, Bách khoa Đà Nẵng, Kiến trúc Đà Nẵng, Duy Tân, FPT tại Đà Nẵng, Quảng Nam, Phạm Văn Đồng và các trường CĐ Công nghệ (ĐH Đà Nẵng), CĐ Đông Á, Quốc tế PSB.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo