xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Thiếu kiên quyết trong quản lý

Bài và ảnh: Yến Anh

GS Ngô Đức Thịnh, ủy viên Hội đồng Di sản quốc gia, nhấn mạnh như vậy khi trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động về tình trạng nhiều di tích xuống cấp, bị “làm mới”, xâm hại nghiêm trọng

Phóng viên: GS đánh giá thế nào về tình trạng xâm hại di tích đang diễn ra khắp nơi. Chỉ riêng ở TP Hà Nội, trong 2.000 di tích được xếp hạng đã có tới 400 di tích bị xâm phạm nghiêm trọng?

img
 

- GS Ngô Đức Thịnh: Đó là tình trạng phổ biến ở nước ta. Gần đây có đỡ hơn nhưng tình trạng này vẫn phải nói là rất trầm trọng. Chính quyền để vi phạm xảy ra rồi sau đó phải bỏ tiền đền bù cho việc họ làm. Điều này nêu một cái gương rất xấu cho xã hội là cứ kẻ nào làm liều thì móc được tiền trong túi của nhà nước, của xã hội.

Có lần tôi sang Nhật, bắt gặp cảnh người ta làm nhà bằng các-tông và gỗ ép. Chính quyền mang máy xúc đến xúc hết, mang đi. Ví dụ như thế để thấy nước ngoài họ nghiêm như vậy. Đó không phải là biểu hiện của mất dân chủ mà là câu trả lời cho những hành động phạm pháp. Chúng ta thì cứ đi cửa sau, đi đêm, nhờ vả. Ông chủ tịch có ý kiến thế này, ông bí thư lại ý kiến thế khác. Rất nhiều tác hại. Đây là hệ quả của việc không đủ kiên quyết trong quản lý nhà nước.

Thống kê của Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch (VH-TT-DL) cho thấy cả nước hiện có 300 di tích (trong tổng số hơn 3.000 di tích cấp quốc gia và hơn ngàn di tích cấp tỉnh, thành phố) bị xâm phạm. Theo ông, đâu là nguyên nhân?

- Ở đây không phải chỉ một mà là nhiều nguyên nhân. Nổi bật nhất là ý thức của người dân với di tích, di sản… Họ có thực sự coi trọng di sản hay không? Rồi thiếu kiến thức về bảo tồn di tích. Có những nơi bảo tồn nhưng lại hóa ra là phá di tích. Về phía chính quyền, tôi muốn nhấn mạnh đó là thiếu trách nhiệm và cuối cùng là thiếu tiền.

Những dãy nhà cao tầng này ngang nhiên mọc lên trên đất của chùa Thanh Nhàn, di tích cấp 
quốc gia tại quận Đống Đa, TP Hà Nội
Những dãy nhà cao tầng này ngang nhiên mọc lên trên đất của chùa Thanh Nhàn, di tích cấp quốc gia tại quận Đống Đa, TP Hà Nội

Để bảo tồn, trùng tu các di tích cần nguồn kinh phí khổng lồ. Theo tính toán của riêng TP Hà Nội, với 600 di tích xuống cấp nghiêm trọng đã cần khoảng 6.000 tỉ đồng để bảo tồn, trung  bình mỗi di tích tu bổ cần 10 tỉ đồng. Vậy lấy đâu ra tiền?

Theo tôi được biết, chủ trương bảo tồn di tích trong giai đoạn hiện nay vẫn là ưu tiên chống xuống cấp, sau đó là tu bổ rồi mới đến tôn tạo, xây mới. Bộ VH-TT- DL cũng như các địa phương đang đẩy mạnh xã hội hóa để nhiều tổ chức, cá nhân tham gia cùng nhà nước. Bên cạnh đó, bài toán tăng cường khai thác di tích, tổ chức phát huy tốt hơn nữa để thu hút khách tham quan, giúp tăng nguồn thu, quản lý tốt nguồn thu để tái đầu tư cho tu bổ di tích cần được tính toán kỹ lưỡng và là một yêu cầu đặt ra đối với các di tích có khả năng thu lớn. Nếu di tích thu hút được nhiều khách tham quan cũng có thể góp phần nâng cao đời sống của nhân dân và góp phần thay đổi cơ cấu kinh tế của địa phương.

Đó là khía cạnh tài chính. Còn ở những khía cạnh khác, làm sao để ngăn chặn tình trạng di tích bị xâm hại, bỏ hoang, xuống cấp?

- Câu hỏi này quá khó. Nhưng tôi nghĩ chính quyền chắc chắn phải nâng cao trách nhiệm cũng như tinh thần thượng tôn pháp luật. Luật Di sản đã có từ lâu. Vấn đề là nhiều người thực hiện nửa vời. Chính điều này mới dẫn đến những sai phạm mà ta đang thấy. Việc xâm hại di tích ở đâu người ta cũng biết mà chính quyền địa phương không biết là vô lý. Tôi tin chẳng qua là họ làm ngơ chứ không thể nói là không biết.

Bên cạnh việc phổ cập kiến thức bảo tồn di tích cho nhân dân (tất nhiên bảo tồn di sản phải có khoa học, có chuyên gia nhưng phổ cập cho người dân được đến đâu hay đến đó), phải nâng cao ý thức giữ gìn di sản cho người dân. Di tích, di sản là hiện thân của quá khứ, là sợi dây gắn kết quá khứ với hiện tại. Điều quan trọng nhất để bảo vệ di tích, di sản là phải khơi dậy cái tâm trong mỗi người. Chỉ có cái tâm trân trọng những kỷ vật từ quá khứ mới là động lực để con người chọn cho mình cách ứng xử có văn hóa với di sản của cha ông.

Phải có lộ trình, giải pháp hợp lý

Theo kết quả kiểm tra và báo cáo của các địa phương mới đây, cả nước hiện có 300 di tích (trong tổng số hơn 3.000 di tích cấp quốc gia và hơn 6.000 di tích cấp tỉnh, thành phố) bị xâm phạm. Các tỉnh, thành phố lớn là những “điểm nóng” về các di tích bị xâm phạm. Như TP Hà Nội (cũ) hiện có 1.200 hộ dân và 11 cơ quan đang sử dụng đất của 104 di tích; tại di tích cố đô Huế (tỉnh Thừa Thiên - Huế), trên 2.000 hộ dân đang sinh sống trong khu vực di tích; một số di tích cấp quốc gia tại TP HCM cũng đang có nhiều hộ dân sinh sống.

Tình trạng này do nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là do lịch sử để lại nên phải có lộ trình và giải pháp hợp lý để di dời dân ra khỏi khu vực di tích; do quá trình đô thị hóa nhanh tại tất cả các đô thị trong cả nước cộng với tình trạng buông lỏng quản lý nên đất đai bị lấn chiếm; do nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; sự lỏng lẻo và thiếu chuyên môn trong quản lý di tích của các cấp chính quyền địa phương... Ngành văn hóa cũng đã nhiều lần quyết liệt vào cuộc để xử lý nhưng vẫn còn nhiều di tích bị lấn chiếm chưa được giải quyết dứt điểm.

                                                                                                        (Nguồn: Cục Di sản Văn hóa, Bộ VH-TT-DL)

 

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo