xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Thiếu tiền hay thiếu quyết tâm?

TS Phạm Sanh (chuyên gia giao thông)

Chỉ trong tháng 3-2015, đã xảy ra ít nhất 3 vụ tai nạn giao thông đường sắt nghiêm trọng, mới nhất là ở Quảng Trị làm chết nhân viên lái tàu và nhiều người khác trọng thương.

Mỗi năm, cả nước xảy ra khoảng 300 tai nạn đường sắt, cướp đi hàng trăm sinh mạng. Ngành đường sắt Việt Nam với mạng lưới đường ray dài trên 3.100 km và đã quá già nua, theo đó là tốc độ chạy tàu chậm, giá vé cao, chất lượng phục vụ kém, thiếu cạnh tranh… Tuy vậy, an toàn vẫn là vấn đề được quan tâm hàng đầu nhưng chưa thấy lối ra của ngành đường sắt. Với khoảng 6.000 đường ngang dân sinh, trong đó gần 5.000 đường bất hợp pháp (con số này chưa dừng lại), gần 50.000 hộ dân vi phạm hành lang an toàn giao thông và phạm vi bảo vệ đường sắt đã trở thành áp lực cho ngành.

Luật Đường sắt ban hành từ năm 2005. Trước đó, nhiều nghị định cũng đã quy định rõ phạm vi, giới hạn đường sắt và trật tự, an toàn giao thông vận tải đường sắt. Năm 2007, Chính phủ cũng đã có Nghị quyết 32 và Quyết định 1856 đưa ra một số giải pháp cấp bách nhằm kiềm chế tai nạn giao thông đường sắt, trong đó có các nhóm giải pháp về vận động tuyên truyền, cải tạo nâng cấp hệ thống đường ngang, tập trung giải quyết những điểm mất an toàn ở 3 đô thị lớn là Hà Nội, Đà Nẵng và TP HCM. Bên cạnh đó là hàng trăm văn bản chỉ đạo của các bộ ngành, địa phương liên quan về việc chấn chỉnh vi phạm hành lang an toàn và phạm vi bảo vệ đường sắt.

Rất tiếc, hiệu quả của việc cải thiện tình trạng này vẫn chưa như mong muốn. Nguyên nhân có thể do thiếu tiền, thiếu nhân lực, thiếu quyết tâm, thiếu trách nhiệm hay thiếu cả sự kiểm tra đôn đốc thường xuyên. Dường như chúng ta thiếu tất cả, mỗi thứ thiếu một chút đã tạo nên bức tranh màu xám từ chất lượng cho đến an toàn của ngành đường sắt. Đến lúc cần một tư duy và các giải pháp mang tính đột phá nhằm nâng cao an toàn giao thông đường sắt. Đó là quyết liệt ngăn chặn, dẹp bỏ các đường ngang trái phép, xây dựng rào chắn an toàn cho tất cả đường ngang hợp pháp, thiết lập hành lang bảo vệ đường sắt, xây dựng hệ thống lan can và tường bảo vệ hành lang tại các đô thị và điểm dân cư tập trung có tàu chạy qua.

Ngành giao thông vận tải đã làm được rất nhiều việc mang tính đột phá, như xây dựng cả ngàn cầu treo dân sinh, ngăn chặn bước đầu tình trạng xe quá tải, nâng cấp và mở rộng cả ngàn km Quốc lộ 1… thì chẳng lẽ không dẹp được nạn loạn mở đường ngang trái phép, lấn chiếm hàng lang bảo vệ đường sắt và duy trì các đường ngang hợp pháp nhưng không rào chắn, không biển báo cảnh giới…

Làm được những việc đột phá này, giảm được số vụ tai nạn sẽ là tiền đề và dấu hiệu khôi phục niềm tin người dân cả nước để thực hiện thành công chiến lược đổi mới và phát triển ngành đường sắt theo hướng an toàn, hiện đại và hiệu quả.

Dù có làm đường sắt cao tốc hoặc các phương án nâng cấp nào khác, tuyến đường sắt quốc gia hiện hữu vẫn còn có giá trị lâu dài, không dễ bỏ đi một sớm một chiều.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo