xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Thu ngoài quy định cả trăm tỉ đồng

THẾ KHA

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã thu vượt học phí, lệ phí tuyển sinh, học phí sau ĐH, kinh phí ĐH không chính quy, đào tạo văn bằng 2... hơn 88 tỉ đồng; thu ngoài quy định 103,826 tỉ đồng

Kiểm toán Nhà nước hôm 25-7 đã công bố báo cáo kiểm toán năm 2013 và kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán năm 2012.

Mức thu thấp nên phải thu thêm

Theo kết quả kiểm toán, một số đơn vị thuộc bộ, cơ quan trung ương thu vượt, ngoài quy định các khoản tiền lớn. Điển hình, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT)thu vượt học phí, lệ phí tuyển sinh, học phí sau ĐH, kinh phí ĐH không chính quy, đào tạo văn bằng 2...  hơn 88 tỉ đồng; thu ngoài quy định 103,826 tỉ đồng. Bộ Công Thương thu vượt học phí trên 45 tỉ đồng, thu ngoài quy định gần 59 tỉ đồng. ĐHQG TP HCM thu vượt lệ phí tuyển sinh, học phí 14,8 tỉ đồng, thu cải thiện điểm sai quy định 387 triệu đồng, thu ngoài quy định 11,6 tỉ đồng. ĐHQG Hà Nội thu vượt học phí gần 8,3 tỉ đồng, thu ngoài quy định 1,32 tỉ đồng.

Sinh viên của một trường thuộc ĐHQG TP HCM trong giờ học Ảnh: TẤN THẠNH
Sinh viên của một trường thuộc ĐHQG TP HCM trong giờ học Ảnh: TẤN THẠNH

Theo ông Nguyễn Văn Tân, Kiểm toán trưởng Kiểm toán chuyên ngành 3 - Kiểm toán Nhà nước, việc thu vượt, thu ngoài quy định khá phổ biến và diễn ra trong nhiều năm tại các trường ĐH. Nguyên nhân do mức thu học phí hiện nay thấp.

Năm 2012, các trường chỉ thu từ 350.000-450.000 đồng/tháng/sinh viên nhưng phải trích lại một phần để chi học bổng. Số còn lại chi cho hoạt động không nhiều nên một số trường đã tăng mức thu lên. Qua kiểm toán cho thấy khoản thu tăng thêm đều được các trường thông báo công khai, minh bạch. Kiểm toán Nhà nước đã yêu cầu các trường phải hoàn lại cho người học nhưng các bộ ngành đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ và được đồng ý để lại khoản tiền này cho Quỹ Phát triển sự nghiệp giáo dục. “Hơn nữa, rất nhiều sinh viên đã ra trường đi làm hoặc ở xa, nếu trả lại thì chi phí đi lại còn nhiều hơn số tiền nhận được. Kiểm toán Nhà nước đã yêu cầu các trường chấm dứt ngay các khoản thu trái quy định” - ông Tân nói.

EVN có dấu hiệu chuyển giá?

Bắt bệnh” tài chính, công tác quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại 27 tập đoàn, tổng công ty, Kiểm toán Nhà nước đã phát hiện nhiều đơn vị quản lý nợ phải thu chưa chặt chẽ, dẫn tới nợ quá hạn, khó đòi lớn.

Công ty mẹ là Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã nâng giá mua điện của 2 nhà máy điện là Công ty TNHH MTV Nhiệt điện Uông Bí và Công ty TNHH MTV Nhiệt điện Cần Thơ với tổng số tiền 865,8 tỉ đồng; giảm giá bán điện cho 5 tổng công ty điện lực 1.717 tỉ đồng để hỗ trợ bù lỗ cho các đơn vị này năm 2011. Ngoài ra, EVN không đăng ký tiêu chí phân bổ, phân bổ không đúng tỉ lệ đối với khoản lỗ chênh lệch tỉ giá theo lộ trình tại phương án giá bán điện.

Trả lời về nghi vấn có hiện tượng chuyển giá trong nội bộ EVN, ông Nguyễn Hồng Long, Kiểm toán trưởng Khu vực 6 - Kiểm toán Nhà nước, cho biết: Sau nhiều năm lỗ, năm 2012, lần đầu tiên EVN có lãi 8.814 tỉ đồng, tỉ suất lợi nhuận trước thuế trên vốn chủ sở hữu là 7,52% nhờ 2 lần tăng giá điện. Ông Long lý giải: Về nguyên tắc, công ty điện mua điện qua 5 tổng công ty điện lực là Điện lực miền Bắc, miền Trung, miền Nam, EVN Hà Nội, EVN Hồ Chí Minh. Số tiền bù lỗ cho các đơn vị này là 1.717 tỉ đồng. 5 đơn vị nêu trên có 100% vốn của EVN, thực hiện nhiệm vụ bán điện từ trước 2012 cho các đối tượng tiêu thụ, thực hiện theo chỉ thị của Chính phủ là bán nhằm bình ổn và kiềm chế lạm phát nên mới chịu lỗ. Vì vậy, để báo cáo tài chính chính xác, khách quan phục vụ làm việc với các cơ quan tài chính trong và ngoài nước nên theo ông Long, “việc xử lý này là phù hợp về mặt hạch toán kế toán để bảo đảm phù hợp nghiệp vụ”.

Hai đơn vị mà EVN nâng giá điện để bù lỗ là Nhà máy Nhiệt điện Uông Bí và Nhà máy Nhiệt điện Cần Thơ. Nhà máy Nhiệt điện Uông Bí được bù lỗ vì thực hiện nhiệm vụ như trên. Riêng Nhà máy Nhiệt điện Cần Thơ chạy dầu với giá thành điện là 36.000 đồng/KW (cao gấp 36 lần các nhà máy bình thường) do sản lượng điện của nhà máy chạy dầu là để phục vụ bù khi xảy ra sự cố điện lưới. Trong năm 2012, sản lượng điện của nhà máy này chỉ đạt 7% (giảm 93% so với công suất phát năm 2011) nhưng vẫn phải chịu tất cả các chi phí bảo dưỡng, duy tu.

Đó là chưa kể đến Nhà máy Điện Thủ Đức giá thành sản xuất là 200.000 đồng/số, cũng với trách nhiệm chạy bù khi xảy ra sự cố. Mặc dù năm qua không chạy hết công suất nhưng nhà máy này vẫn phải sử dụng 91 tỉ đồng để bảo dưỡng, duy tu chuẩn bị cho phát điện. 

Agribank: Nợ khó đòi bằng 89% vốn điều lệ

Kiểm toán tại Ngân hàng (NH) Nhà nước, NH Phát triển Việt Nam và 3 NH thương mại là NH TMCP Ngoại thương Việt Nam, NH TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank), NH Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) cũng phát hiện nhiều vấn đề. Nợ có khả năng mất vốn của 2/3 NH thương mại chiếm tỉ lệ lớn trên tổng nợ xấu: VietinBank là 2.132 tỉ đồng (42,8% dư nợ xấu), Agribank là 23.652 tỉ đồng (chiếm trên 59% tổng dư nợ xấu, bằng 89% vốn điều lệ).

Đặc biệt, Agribank có nhiều sai phạm trong hoạt động cho vay, tiềm ẩn rủi ro và khó thu hồi vốn. Tại Chi nhánh Agribank TP HCM, dư nợ của Công ty TNHH Bất động sản Diệp Bạch Dương đến ngày 31-12-2012 là 3.700 tỉ đồng. Tại Chi nhánh Agribank Tân Bình, đến ngày 30-6-2012, tổng dư nợ của nhóm khách hàng Đông Á là 200,5 tỉ đồng, của nhóm khách hàng cán bộ tín dụng là 24,2 tỉ đồng.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo