xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Thủ tục hỗ trợ nhiêu khê, tàu cá vẫn nằm bờ

NHÓM PV MIỀN TÂY

Trước tình hình giá nhiên liệu tăng cao ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động đánh bắt của ngư dân, Chính phủ đã có chính sách hỗ trợ đối với ngư dân thông qua Quyết định 289/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Tuy nhiên, quá trình tổ chức thực hiện ở một số địa phương trong khu vực ĐBSCL đã phát sinh hàng loạt khó khăn, vướng mắc bởi những quy định không phù hợp với điều kiện thực tế, dẫn đến hàng loạt các phương tiện đánh bắt thủy sản vẫn còn nằm bờ.

Đánh bắt chỉ có lỗ

Tỉnh Bạc Liêu có gần 760 phương tiện khai thác đánh bắt thủy sản, với tổng công suất 93.415 CV, cho sản lượng khai thác trên 70.000 tấn/năm, góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Tuy nhiên, đợt tăng giá xăng dầu gần đây đã đẩy nhiều chủ phương tiện vào cảnh lao đao, khi mọi chi phí đều “ăn theo” giá xăng dầu. Ông Nguyễn Văn Bé, chủ phương tiện khai thác đánh bắt thủy sản ở thị trấn Gành Hào, huyện Đông Hải, bức xúc nói: “Với giá dầu như hiện nay, 2 phương tiện khai thác của tôi phải bù lỗ thêm 21 triệu đồng cho mỗi chuyến đi 10 ngày. Vậy mỗi tháng phải mất trên 60 triệu đồng. Điều đáng nói, giá nguyên liệu vẫn không theo kịp giá xăng dầu”. Còn đối với ông Trần Văn Phong, một chủ phương tiện đánh bắt ở phường Nhà Mát, thị xã Bạc Liêu, thì khổ hơn. Ông phải vay tiền để đổ dầu và cứ thấp thỏm lo đánh bắt không hiệu quả, thì tiền đâu để trả tiền dầu và lương thực mua thiếu ở các điểm tạp hóa ven biển. “Sau khi giá xăng dầu tăng, hàng hóa cái gì cũng tăng. Mấy bữa nay biển động đi đánh xa không được, cộng thêm giá dầu tăng cao, nên cứ mỗi chuyến đi là lỗ vài trăm ngàn đồng cho tiền đổ dầu và chi phí sinh hoạt. Nếu cứ tiếp tục như vậy, chắc phải neo tàu nhưng không biết phải làm nghề gì khi đã gắn bó với nghề biển” - ông Phong thiểu não nói.

Theo thống kê chưa đầy đủ, Trà Vinh có hơn 150 tàu cá đang trong tình trạng nằm bờ, trong số này có gần 50% số tàu cá có thể nằm bờ vĩnh viễn do không còn khả năng tu bổ tàu, mua sắm ngư lưới cụ và xăng dầu để tiếp tục ra khơi. Tương tự, tỉnh Cà Mau và Kiên Giang hiện đang có khoảng 500 phương tiện đi biển đang có nguy cơ nằm bờ vĩnh viễn.

Rối rắm thủ tục

Thực hiện Quyết định 289/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ ngư dân có tàu đánh bắt, tỉnh Cà Mau đã chọn thị trấn Sông Đốc (huyện Trần Văn Thời), nơi có số lượng tàu khai thác thủy sản nhiều nhất của tỉnh (khoảng 1.064 phương tiện) làm thí điểm. Qua thời gian thực hiện với 25 phương tiện, việc thí điểm trên đã bất thành vì gặp phải những vướng mắc bởi quy định tại thông tư của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện quyết định trên. Theo quy định của thông tư này thì điều kiện hỗ trợ thay mới máy tàu là phải thay mới 100%. Trong hoàn cảnh đánh bắt lỗ lã như hiện nay, ngư dân không có khả năng sắm máy mới 100% (mặc dù có hỗ trợ). Ngoài ra, một quy định gây không ít khó khăn cho ngư dân đó là thuyền viên phải có hợp đồng thời hạn tối thiểu một năm trở lên mới đủ điều kiện được hỗ trợ kinh phí bảo hiểm tai nạn. Quy định này là không hợp lý, do đặc thù lao động biển ở ĐBSCL chưa từng có tiền lệ các chủ tàu hợp đồng lao động với thuyền viên mà chủ yếu chỉ thông qua hình thức hợp đồng miệng. Còn bảo hiểm tai nạn thuyền viên chỉ được mua theo số lượng người trên tàu, chứ không có tên tuổi cụ thể. Bên cạnh đó, việc hỗ trợ dầu cho ngư dân, theo quy định đòi hỏi phải có đầy đủ các loại giấy tờ như: Sổ nhật ký khai thác; giấy đăng ký, đăng kiểm tàu cá; giấy phép khai thác hải sản... Với quy định như trên thì rất ít phương tiện có thể đáp ứng được.

Ông Đỗ Chí Sỹ, Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh Cà Mau, cho biết toàn tỉnh Cà Mau hiện có 3.640 phương tiện đánh bắt được hỗ trợ, nhưng căn cứ theo quy định đến thời điểm này chỉ có khoảng trên 1.000 phương tiện là đủ điều kiện để được hỗ trợ. Trong tuần này, chi cục sẽ tiếp tục thí điểm tại thị trấn Sông Đốc theo tinh thần công điện ngày 19-6-2008 của Bộ NN-PTNT về thay đổi một số nội dung như quy định để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc. Cụ thể là: Công nhận hợp đồng lao động giữa chủ tàu và thuyền viên, kể cả hợp đồng thời vụ; chưa áp dụng sổ nhật ký khai thác hải sản trong hồ sơ hỗ trợ dầu năm 2008, chỉ cần có báo cáo hoạt động chuyến biển có xác nhận của UBND cấp xã hoặc đồn biên phòng; chỉ bắt buộc mua bảo hiểm tai nạn thuyền viên đối với tàu có công suất 90 CV trở lên trong hồ sơ hỗ trợ dầu.

Hỗ trợ gần 100 tỉ đồng

Tỉnh Cà Mau đã được Bộ Tài chính cho tạm ứng năm 2008 là 63,8 tỉ đồng để chi thực hiện chính sách hỗ trợ cho ngư dân. Tại Bạc Liêu, Chi cục Bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh đang triển khai Quyết định số 289/QĐ-TTg cho trên 3.120 chủ phương tiện, ngư dân trong toàn tỉnh và dự toán tổng chi phí hỗ trợ cho ngư dân từ nay đến năm 2010 trên 22,342 tỉ đồng. Riêng năm 2008, dự kiến sẽ hỗ trợ cho ngư dân trên 18,558 tỉ đồng.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo