xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tiêu dùng xanh để bảo vệ môi trường

Bài và ảnh: Phan Anh

Tiêu dùng tiết kiệm, sử dụng các sản phẩm thân thiện môi trường, ưu tiên dùng hàng trong nước để góp phần bảo vệ môi trường, giảm chi phí nhập khẩu hàng hóa

Thống kê các nguồn thải công nghiệp tại TP HCM từ năm 2010 đến nay cho thấy trên địa bàn 24 quận, huyện có tất cả 826 nguồn thải. Tuy nhiên chỉ có khoảng 60% nguồn thải có hệ thống xử lý nước thải, còn lại chỉ qua xử lý sơ bộ trước khi xả thải ra môi trường. Đáng lưu ý là trong số các nguồn thải được khảo sát có đến 44% có lưu lượng nước thải từ 50 m3/ngày đêm. Đây là nguồn thải đóng góp đến 90% cả về lưu lượng và tải lượng ô nhiễm.

img
Trường Tiểu học Nhị Xuân được lợp bằng mái lợp sinh thái làm từ vỏ hộp sữa tái chế

Mỗi năm thiệt hại 15 tỉ USD

Theo PGS-TS Nguyễn Văn Phước, Viện trưởng Viện Môi trường và Tài nguyên (ĐH Quốc gia TP HCM), một trong những ảnh hưởng của các nguồn thải đó là góp phần làm biến đổi khí hậu do sự gia tăng các hoạt động tạo ra các chất thải khí nhà kính. Những năm gần đây, biểu hiện của biến đổi khí hậu ngày càng gia tăng rõ rệt. Trong 50 năm qua, nhiệt độ trung bình năm ở Việt Nam tăng khoảng 0,5oC - 0,7oC. Tại TP HCM, từ năm 1960 đến nay, nhiệt độ đã tăng lên 2oC, mực nước biển dâng 20 cm so với cách đây 10 năm, triều cường ở TP HCM cũng đạt đỉnh trong vòng 50 năm qua.
 
Tại nhiều khu vực của miền Nam trước đây không bao giờ có bão thì nay, những cơn bão đã mang đến nhiều thiệt hại về người và tài sản. Bên cạnh đó, theo kết quả báo cáo Nghiên cứu giám sát tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu năm 2012, ước tính mỗi năm, biến đổi khí hậu đã làm thiệt hại 5% GDP của Việt Nam, tương đương 15 tỉ USD.
 
PGS-TS Nguyễn Đình Tuấn, Hiệu trưởng Trường ĐH Tài nguyên và Môi trường TP HCM, cho biết theo báo cáo thường niên của Ngân hàng Thế giới, TP HCM là 1 trong 10 thành phố có mức độ ô nhiễm bụi cao nhất thế giới. Sở dĩ chất lượng không khí tại TP HCM kém là do các nguồn khí thải từ công nghiệp và giao thông vận tải.
 
Chỉ tính riêng nguồn thải giao thông vận tải thì lượng ô tô do TP HCM quản lý đã lên đến khoảng gần 447.000 xe và 4,5 triệu xe máy các loại, chưa kể hằng ngày có thêm khoảng 60.000 ô tô mang biển số các tỉnh khác lưu thông. "Muốn đạt được kinh tế xanh, tăng trưởng xanh thì phải thực hiện được tiêu dùng xanh. Tiêu dùng xanh hiểu đơn giản là tiêu dùng tiết kiệm, sử dụng các sản phẩm thân thiện môi trường, ưu tiên dùng hàng trong nước để góp phần giảm chi phí nhập khẩu hàng hóa" - PGS-TS Tuấn nói.

Từng bước đưa Việt Nam thoát khỏi tốp 10

"Thông điệp mà chiến dịch Tiêu dùng sản phẩm xanh lần 4 muốn gửi đến mọi người là hãy cùng kết hợp hành động giúp Việt Nam thoát khỏi tốp 10 nước có chất lượng không khí, môi trường ô nhiễm nhất thế giới"- bà Phùng Thị Ái Vân, Trưởng Ban Tổ chức chiến dịch Tiêu dùng xanh lần 4 năm 2013 của TP HCM, cho biết.

Trong thời gian diễn ra chiến dịch, việc cải thiện môi trường đã được cụ thể hóa bằng những hành động cụ thể. Điển hình là đưa vào hoạt động hệ thống mái lợp sinh thái của Trường Tiểu học Nhị Xuân, huyện Hóc Môn, TP HCM. 300 m2 mái tôn cũ được thay mới bằng mái lợp sinh thái làm từ vỏ hộp sữa tái chế. Đặc điểm của mái lợp sinh thái có thành phần là 100% nhôm, nhựa tái chế từ vỏ hộp sữa giấy đã qua sử dụng, cách nhiệt, cách âm tốt, không gỉ sét, đốt không cháy, xe chạy qua không vỡ, bảo hành 10 năm không thấm nước.
 
Mỗi tấm lợp sinh thái  được làm từ hơn 8.100 vỏ hộp sữa đã qua sử dụng. "Ngoài việc các em học sinh Trường Nhị Xuân được học tập dưới mái lợp mới, với dự án này 1,2 triệu vỏ hộp sữa đã được tái chế, góp phần tích cực giảm rác thải và bảo vệ môi trường"- bà Vân
nhấn mạnh.
 
Ngoài dự án mái lợp sinh thái, chiến dịch còn 7 dự án khác là Người tiêu dùng tương lai; Ngày cộng đồng sống xanh; Kết nối xanh giữa doanh nghiệp và thế hệ xanh; Khu phố thân thiện môi trường; Tiếp sức cùng người tiêu dùng xanh; cuộc thi Thương hiệu doanh nghiệp xanh - sản phẩm xanh được cộng đồng yêu thích nhất; Vũ điệu hành động xanh.
 
Điểm nổi bật của chiến dịch qua 3 lần tổ chức là thu hút hơn 27.000 lượt tình nguyện viên tham gia, vận động được hơn 2 triệu lượt người dân cam kết hưởng ứng tiêu dùng xanh, mức tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp xanh tăng từ 40% - 60% trong tháng diễn ra chiến dịch tại các hệ thống siêu thị Co.opmart. Bà Vân chia sẻ: "Những con số trên phần nào thể hiện sức lan tỏa của chiến dịch trong cộng đồng cả nước. Đồng thời, tạo sự động viên và tiếp sức rất lớn cho những người thực hiện, các tình nguyện viên, cộng đồng và doanh nghiệp tiếp tục kiên trì với mục tiêu cũng như những hoạt động của mình".

Định hướng cho người tiêu dùng, doanh nghiệp

Phó Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thị Hồng cho biết mục đích việc tổ chức chiến dịch Tiêu dùng xanh nhằm hướng người tiêu dùng sử dụng sản phẩm xanh, sản phẩm của doanh nghiệp thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường, góp phần cải thiện chất lượng môi trường sống. Đồng thời từng bước thông qua phát triển định hướng tiêu dùng xanh trong cộng đồng để tạo động lực khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện tốt hơn công tác bảo vệ môi trường.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo