xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tìm lối đi mới

AN QUÝ

Làm thế nào để từng bước thoát khỏi phụ thuộc nhiều vào kinh tế Trung Quốc? Đây là bài toán không chỉ có Chính phủ phải giải mà rất cần sự vào cuộc từ các doanh nghiệp (DN).

Trước hết, phải nói rằng quan hệ thương mại Việt Nam - Trung Quốc là đôi bên cùng có lợi. Việt Nam từ lâu vẫn xem Trung Quốc là đối tác kinh tế lớn, là thị trường tiềm năng. Việc tránh phụ thuộc quá sâu là nhằm đa dạng hóa thị trường, giảm thiểu rủi ro, chủ động nguồn lực để phát triển.

Trung Quốc không phải là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam (chỉ chiếm khoảng 10%) nhưng là thị trường nhập khẩu lớn nhất. Hơn 10 năm qua, chúng ta luôn nhập siêu từ nước này. Hiện nay, ngành dệt may Việt Nam phải nhập tới 50%-60% vật tư, nguyên liệu từ thị trường Trung Quốc và có tới 90% hợp đồng EPC trong các dự án nhiệt điện do nhà thầu nước này thi công. Tỉ lệ này quá lớn. Trong một thời gian dài, các DN trong nước quá say sưa với nguyên liệu giá rẻ, điều kiện mua bán dễ dãi, các nhà thầu “thông thoáng” mà ít quan tâm việc tìm kiếm thị trường hay đối tác thay thế, rốt cuộc lâm vào thế bị động về nguồn cung, đồng thời phải chịu những rủi ro tiềm ẩn từ các công trình do phía Trung Quốc trúng thầu.

Trả lời chất vấn tại Quốc hội ngày 12-6, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định Việt Nam không phụ thuộc bất cứ nền kinh tế nào. “Trong thế giới phẳng, không thể tự lập hoàn toàn nhưng chúng ta có tinh thần xây dựng nền kinh tế chủ động hơn, ứng phó với các tình huống” - Phó Thủ tướng nói. Quả như vậy, một nền kinh tế muốn phát triển thì không thể thiếu tự chủ. Để được như vậy, ngoài quyết liệt tái cấu trúc hệ thống kinh tế, nhất là khối công ty quốc doanh, cần tiếp tục nỗ lực thúc đẩy các hiệp định thương mại song phương và đa phương.

Bốn năm qua, Việt Nam đã đa dạng hóa thị trường với 6 hiệp định thương mại lớn, hiện đang nỗ lực đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), Hiệp định Khu vực Thương mại Tự do ASEAN (AFTA) giữa Việt Nam với Nga, EU, Hàn Quốc. Đến năm 2015, sẽ có thêm 16 hiệp định AFTA với 55 nước và vùng lãnh thổ... Theo đánh giá của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, các hiệp định này sẽ mở ra nhiều sân chơi cho chúng ta.

Trong không gian rộng lớn sắp được mở ra này, các DN Việt Nam phải tiến vào bằng một tâm thế lớn hơn, đĩnh đạc hơn. Để cả nền kinh tế tổng thể tự chủ được, chính bản thân DN phải tự chủ, trước hết là tự tái cấu trúc bộ máy, tìm thêm thị trường và bạn hàng. Ngay cả khi quan hệ giao thương với phía Trung Quốc tiếp tục êm đẹp, DN cũng phải tìm thêm cho mình hướng đi khác, có thể xem đó là “kịch bản” cho tình huống mới, tránh đi mãi con đường đã quen chân.

Đi trên đường mòn luôn khiến người ta có cảm giác thân thuộc, yên tâm nhưng điều đó cũng dễ dẫn đến tụt hậu bởi tước đi sự sáng tạo, triệt tiêu cơ hội nảy nở những cái mới và tích cực. Chiến lược làm ăn và lựa chọn đối tác kinh doanh cũng giống như vậy!

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo