xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tổ chức thi công kém

T.Dương

Trước vụ sập giàn giáo kinh hoàng tại Khu Kinh tế Vũng Áng, rất nhiều sự cố tương tự đã xảy ra.

Gần đây, tại Hà Nội, ngày 6-11-2014, một chiếc cần cẩu phục vụ dự án đường sắt cao tốc trên cao Cát Linh - Hà Đông bất ngờ đứt cáp khiến một người đi đường bị sắt đè chết và nhiều người bị thương. Không lâu sau đó, ngày 28-12-2014, một giàn giáo dài gần 10 m của tuyến đường sắt này đã đổ sập khi công nhân đang đổ bê tông, đè bẹp một taxi nhưng may mắn không xảy ra thương vong. Vụ tai nạn khác được cho là một trong những thảm họa cầu đường và tai nạn nghiêm trọng nhất tại Việt Nam là sự cố sập nhịp dẫn cầu Cần Thơ năm 2007.

TS Phạm Sỹ Liêm, nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng, nhấn mạnh các vụ việc nêu trên đều là sự cố công trình chứ không phải tai nạn lao động. Trong đó, nguyên nhân chính là do tổ chức thi công kém. “Trước đây, nhiều trường hợp đã đổ cho tai nạn lao động nên chỉ cần bỏ tiền kha khá để đền bù là yên. Nói như vậy là đổ tội cho thi công. Điều này hoàn toàn sai lầm và không giúp răn đe, cảnh báo để hạn chế tai nạn tương tự về sau” - ông Liêm nhận xét.

Theo phân tích của ông Liêm, nhiều sự cố công trình trong lúc thi công có nguyên nhân do vấn đề giàn giáo. Bởi lẽ, đối với các công trình lớn thì yêu cầu giàn giáo cũng lớn để chịu được toàn bộ tải trọng. Như vậy, riêng giàn giáo cũng phải coi là một công trình kim loại và khi tổ chức thi công thì cần có tính toán kết cấu vững chắc trong thiết kế. “Nhưng trong nhiều trường hợp, vì nhiều lý do mà đơn vị thi công lại không coi trọng vấn đề này, dùng cấu kiện có sẵn để lắp giàn giáo hoặc tính toán chưa đúng. Việc tính toán nhiều khi cũng không dùng đến kỹ sư kết cấu mà lại để kỹ sư thi công đảm nhiệm, trong khi họ không đủ chuyên môn” - ông Liêm chỉ rõ.

Cũng theo TS Liêm, một số nguyên nhân khác dẫn đến sự cố có thể do coi thường việc bảo đảm an toàn, tinh thần trách nhiệm kém… “Đơn cử vụ sập giàn giáo tại Vũng Áng, nếu đúng là khi có dấu hiệu giàn giáo rung lắc mà vẫn bảo công nhân quay lại làm việc thì phải truy cứu trách nhiệm hình sự đối với cá nhân kỹ sư giám sát cũng như tập thể có trách nhiệm” - ông Liêm nói.

Một kỹ sư thi công công trình xây dựng cho rằng các sự cố phần lớn nằm ở việc xác định độ an toàn của hệ thống giáo chống của các giàn giáo. Nhiều trường hợp do vội vã nên những phần mới thi công chưa ổn định kết cấu (những phần có sử dụng bê tông) đã thi công bước tiếp theo, cũng có thể gây nguy hiểm. “Do đó, bài học cần rút ra trong các vụ tai nạn thi công công trình là phải đặc biệt quan tâm đến công tác thiết kế cấu kiện, bảo đảm các bước thi công cũng như an toàn lao động” - kỹ sư này nhìn nhận.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo