xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

“Tôi đâu có xin…”

Bài và ảnh: Đức Thanh

Vẫn túc trực trên đường phố, cổng bệnh viện chờ sự bố thí của người khác nhưng một số người xin ăn ở TP HCM đã sắm thêm đạo cụ là vài thỏi kẹo, bịch tăm bông...

Chủ trương đưa người lang thang, xin ăn vào các trung tâm bảo trợ xã hội của UBND TP HCM đã triển khai được hơn 2 tuần nhưng trên đường phố, cổng bệnh viện, công viên vẫn còn khá nhiều người ăn mặc tồi tàn đứng chờ lòng thương hại của người khác. Tuy nhiên, cách thức của họ khác hẳn trước đây.

 

Cụ bà xin ăn trên đường 3 Tháng 2 nhưng khi được hỏi thì chìa ra mấy thỏi kẹo với lời giải thích: “Tôi bán kẹo mà”
Cụ bà xin ăn trên đường 3 Tháng 2 nhưng khi được hỏi thì chìa ra mấy thỏi kẹo với lời giải thích: “Tôi bán kẹo mà”

 

Ngày 2-1, chúng tôi tiếp cận một cụ già dáng vẻ ủ rũ trên đường 3 Tháng 2. Sau khi cho ít tiền, tôi hỏi “cụ ngồi đây xin tới mấy giờ” thì bà chối phăng, lấy trong túi ra 5 thanh kẹo cao su và nói: “Tôi đâu có xin, tại cậu cho tiền thì tôi lấy chứ… Tôi bán kẹo mà”.

Tại cổng một bệnh viện ở quận 1, một phụ nữ bế đứa trẻ đang đứng ở cửa ra vào, một tay xin tiền còn tay kia cầm vài tờ vé số… như cũng chứng tỏ cho mọi người thấy là mình không xin ăn.

Những ngày này, không khó để bắt gặp hình ảnh một người xin ăn bỗng biến thành người bán vé số, tăm bông, kẹo kéo… trong tích tắc. Dĩ nhiên hàng hóa của họ không nhiều, đôi khi chỉ vài thanh kẹo, ít gói tăm bông. Tuy nhiên, chỉ cần nhắc tới từ “xin ăn” thì ngay lập tức, họ lấy mớ hàng ngụy trang ra kèm lời giải thích: “Cho tiền thì tôi lấy chứ đâu có xin”.

Thường xuyên xuất hiện tại Công viên 23 Tháng 9 nhưng bây giờ, trên người một cụ ông hành nghề xin ăn có đeo thêm chiếc túi với vài gói đậu phộng. Trò chuyện với chúng tôi, cụ cho biết mặc dù đã già nhưng vẫn còn rất nhiều nỗi lo cho gia đình nên không thể vào trung tâm bảo trợ xã hội được. “Gia cảnh tôi khó khăn lắm, vợ bệnh tật quanh năm, con cái thì chẳng lo được gì. Nghèo quá nên phải đi xin” - ông nói.

Anh N., chạy xe ôm trước cổng Bệnh viện Chợ Rẫy, cho biết người xin ăn thường xuyên xuất hiện ở đây, chia nhau địa bàn hoạt động, sáng họ bắt xe buýt đi “hành nghề” tới chiều mới về. “Một số giả dạng bán vé số, bán đậu phộng, khi thấy người đến thăm bệnh là xúm vào mời mọc, do sợ phiền phức nên nhiều người phải móc tiền cho” - anh N. nói.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo