xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

TPHCM: Nỗ lực quy hoạch cán bộ “động” và “mở”

Phạm Khiết

NHÂN LỰC.- Thành ủy TP đang chuẩn bị tổ chức hội nghị về công tác quy hoạch, đào tạo cán bộ vào cuối tháng 6 này. Đây là vấn đề hết sức quan trọng nhằm phục vụ cho việc sơ kết hoạt động giữa nhiệm kỳ (2001 – 2005) của Đảng bộ TP. Không ai phủ nhận tầm quan trọng của công tác tổ chức cán bộ và từ Đại hội Đảng bộ TP khóa VII (tháng 12-2000) Thành ủy TP đã tập trung nhiều hơn vào các kế hoạch quy hoạch, đào tạo cán bộ

Theo Ban Tổ chức Thành ủy TP, TPHCM có số lượng cán bộ công chức thuộc loại nhiều nhất nước và được đào tạo từ nhiều nguồn khác nhau.

Chỉ 20-30% cán bộ quận, huyện, TP được đào tạo chính quy

. Cấp thành phố: Cán bộ diện Thành ủy quản lý có 297 đồng chí, tuổi đời bình quân 52 tuổi; trình độ học vấn đại học và trên đại học chiếm 80%, trong đó số được đào tạo chính quy tập trung chỉ khoảng 30%.

. Cấp quận, huyện: Cán bộ diện Thành ủy quản lý có 264 đồng chí, tuổi đời bình quân 46,5 tuổi; trình độ học vấn đại học và trên đại học chiếm 84%, trong đó số được đào tạo chính quy tập trung chỉ khoảng 20%.

. Cấp phường, xã: Qua khảo sát gần đây, đối với đội ngũ chủ chốt của 303 phường, xã có 1.432 đồng chí, trong đó nữ chiếm 27%; tuổi đời từ 40 tuổi trở xuống chiếm 37%; tốt nghiệp cử nhân chính trị hệ tập trung 0,9% và tốt nghiệp đại học chính quy chiếm 2,5%. Số cán bộ chủ chốt phường, xã có 63% trên 40 tuổi; được đào tạo về văn hóa, chuyên môn và lý luận chính trị hệ chính quy đạt tỉ lệ 3,4%.

(Nguồn: Ban Tổ chức Thành ủy TPHCM)

Đội ngũ cán bộ đông nhưng năng lực có hạn

Qua khảo sát thực tế, hiện có 75% cán bộ công chức được đào tạo ở bậc đại học và trên đại học; trong đó có 60% là cử nhân. Ở phường, xã có 50% cán bộ đạt trình độ trung cấp chính trị và quản lý Nhà nước. Riêng cán bộ thuộc diện Thành ủy TP quản lý thì có 70% có trình độ đại học và 12% trên đại học. Nhưng hầu hết được đào tạo ngắn hạn và tại chức, nên năng lực chuyên môn có hạn chế. Đáng chú ý, công tác quy hoạch cán bộ từ năm 1997 mới được chú trọng nhưng chủ yếu phục vụ cho nhiệm vụ trước mắt. Mãi đến 2 năm gần đây, Thành ủy TP mới có kế hoạch cụ thể về công tác quy hoạch cán bộ dài hạn đến năm 2005 và xa hơn.

Quy hoạch phải gắn với đào tạo, sử dụng

Đây là điều ông Trần Văn Đông, Trưởng Ban Tổ chức Thành ủy TPHCM, khẳng định. Trong 2 năm gần đây, với nỗ lực của các ngành các cấp, công tác này có kết quả bước đầu đáng khích lệ, trong đó đặc biệt là quy hoạch cán bộ dự bị kế cận và dài hạn mà đối tượng là công nhân, công chức trẻ và sinh viên có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, học lực khá giỏi. Đây là nét mới trong công tác quy hoạch, đào tạo nguồn nhân lực, chỉ riêng số sinh viên được chọn quy hoạch tạo nguồn, đến nay đã có 108 em tốt nghiệp và được bố trí tập sự tại 7 quận, huyện, 6 sở ngành và các ban Đảng, đoàn thể TP; số khác được giữ lại công tác ở 8 trường đại học trong TP. Thành ủy TP cũng tổ chức 2 lớp nâng cao ngoại ngữ cho 60 cán bộ đi học ở nước ngoài và xét chọn 36 người để đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ trong chương trình đào tạo 300 tiến sĩ – thạc sĩ trẻ đến năm 2005. Tuy nhiên, mặt hạn chế là vừa qua công tác quy hoạch cán bộ trong các khối: sản xuất kinh doanh, khoa học kỹ thuật, văn hóa xã hội, văn học nghệ thuật còn gặp nhiều khó khăn; chỉ giới hạn chọn người tại chỗ để quy hoạch mà chưa mở rộng ra bên ngoài. Trong khi đó, quan điểm của Trung ương trong công tác quy hoạch là phải “động” và “mở” để phát hiện ra những nhân tố mới.

Luân chuyển cán bộ có khi phải “năn nỉ”

Cũng theo Ban Tổ chức Thành ủy, từ năm 1997 đến 2001, Ban Thường vụ Thành ủy đã điều động, luân chuyển, sắp xếp, bố trí 220 cán bộ từ quận, huyện về sở, ngành TP và ngược lại. Tuy nhiên, trong luân chuyển cán bộ, có một số đơn vị còn dè dặt, thận trọng, chưa tập trung. Một số nơi nhận thức luân chuyển là bố trí lại cán bộ. Đây là nhận thức không đúng, bởi lẽ luân chuyển là để đào tạo những cán bộ có triển vọng. Và trên thực tế, đã có trường hợp phải “năn nỉ” mới luân chuyển được.

NGƯỜI CÓ TRÁCH NHIỆM NÓI

Ông Trần Quốc Huy, Bí Thư Quận ủy quận 5, TPHCM:

Luân chuyển giúp đánh giá thực chất năng lực cán bộ

Chủ trương luân chuyển cán bộ có 4 ưu điểm tích cực, đặc biệt là đối với cán bộ trẻ có năng lực. Một là, luân chuyển là cơ hội để người cán bộ trẻ trui rèn bản lĩnh, chứng tỏ năng lực và thể hiện lòng nhiệt huyết bằng những việc làm cụ thể. Hai là, công tác luân chuyển hiểu theo nghĩa hẹp cũng có ý nghĩa tích cực đối với người cán bộ. Thay đổi nơi làm việc đòi hỏi bản thân người cán bộ phải năng động hơn để thích nghi, biết khắc phục mọi trở ngại để từng bước đáp ứng yêu cầu thực tế. Ba là, kinh qua các môi trường làm việc khác nhau, người cán bộ sẽ tích lũy được nhiều kinh nghiệm, vốn sống, nhất là có được tầm nhìn bao quát về mọi mặt của đời sống xã hội. Bốn là, luân chuyển sẽ hạn chế tiêu cực, xóa tình trạng sống lâu lên lão làng hoặc tư tưởng cục bộ địa phương.

Bà Hà Thị Là, Phó Chủ tịch LĐLĐ TPHCM:

Hướng đến mục tiêu chuẩn hóa cán bộ CĐ

Hiện nay, cán bộ CĐ phải vừa là người làm công tác chính trị vừa là nhà hoạt động xã hội, vừa có khả năng tuyên truyền vận động quần chúng, vừa có bản lĩnh tham gia quản lý và đấu tranh bảo vệ lợi ích chính đáng của người lao động. Điều đó đòi hỏi đội ngũ cán bộ CĐ phải được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về chính trị, kinh tế, xã hội, pháp luật, phương pháp công tác quần chúng, công tác CĐ, am hiểu những vấn đề về quản lý, sản xuất kinh doanh. LĐLĐ TP nhìn nhận, cán bộ là vấn đề cốt tử của tổ chức và hoạt động CĐ nên quyết tâm đến cuối nhiệm kỳ VIII (năm 2008) sẽ đào tạo cho bằng được 40 cán bộ CĐ có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ. Ngoài ra, chuẩn hóa đội ngũ cán bộ CĐ cũng là mục tiêu hướng đến: Chủ tịch CĐ cơ sở ít nhất phải tốt nghiệp đại học.

Bà Nguyễn Thị Lan, Phó Trưởng Ban Tổ chức Thành ủy:

100% sinh viên về cơ sở hoàn thành nhiệm vụ

Đối với số sinh viên trẻ về các cơ sở, Thành ủy giao cho Ban Tổ chức Thành ủy ký hợp đồng một năm, sau đó cơ sở có nhận xét thì mới được hợp đồng tiếp và có thể được bố trí vào biên chế chính thức ở cơ sở. Tất nhiên, trong thời gian này các cán bộ trẻ được hưởng một số quyền lợi vật chất nhất định như: về phường xã thì được hưởng thêm 300.000 đồng/tháng. Đặc biệt là các đối tượng này được ưu tiên trong đào tạo, vừa làm vừa học, hiện có hơn 20 cán bộ trẻ học cao học và Thành ủy đã hỗ trợ 50% kinh phí. Đánh giá chung về công tác đào tạo và quy hoạch nguồn nhân lực này thì 100% sinh viên hoàn thành được nhiệm vụ.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo