xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

“Trận đánh lớn”

Lưu Nhi Dũ

Trao đổi với các giảng viên Trường ĐH Sư phạm TP HCM sáng 7-1 trong hội nghị quán triệt Nghị quyết của Ban Chấp hành trung ương khóa XI, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT ví von hệ thống giáo dục nước ta như ngôi nhà 5 tầng (từ mầm non đến đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ) mà không có lối liên thông.

Bộ trưởng Phạm Vũ Luận lý giải cấp 4 là giai đoạn học sinh tập trung luyện thi ĐH, cấp 5 là ĐH. Đặc biệt, ở cấp 5, chương trình giảng dạy thiếu thực tế, kém thực hành, nặng nề về lý thuyết.

Nguyên nhân, theo Bộ trưởng Phạm Vũ Luận, thì có nhiều, đáng lưu ý là các chương trình học được thiết kế lạc hậu 30-40 năm so với mặt bằng chung của thế giới. Đó là lý do Bộ GD-ĐT quyết tâm vào “trận đánh lớn” để đổi mới toàn diện nền giáo dục quốc gia.

Từ sau năm 1975, nền giáo dục của chúng ta đã trải qua 3 lần cải cách nhưng cả 3 lần đều chắp vá, chưa làm thay đổi được căn bản. Đơn cử môn ngoại ngữ trong hệ thống phổ thông đến nay vẫn rất lạc hậu, không hiệu quả, đến nỗi Bộ GD-ĐT không dám đưa môn này làm môn thi bắt buộc trong kỳ thi tốt nghiệp THPT, dù biết môn công cụ này rất quan trọng.

Một nền giáo dục khai phóng, đào tạo được nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội còn rất xa vời. Một câu hỏi đặt ra: Vì sao thời gian qua, tiền đầu tư cho giáo dục rất lớn, lên đến 20% GDP, đó là chưa kể tiền vay của nước ngoài, nhưng lại kém hiệu quả? Trả lời câu hỏi này rất đơn giản. Cứ lấy ví dụ một doanh nghiệp thiếu định hướng sản xuất, thị trường, tức là kế hoạch, chiến lược kinh doanh yếu kém nhưng cứ rót vốn vào liên tục thì chuyện lỗ lã là tất yếu.

Nền giáo dục chúng ta cũng tương tự khi mà cả hệ thống chắp vá lại phình to, quá sức chịu đựng của xã hội. Ví dụ hệ thống ĐH, CĐ hiện có khoảng 500 trường, dự kiến đến năm 2020 sẽ có khoảng 576 trường với 4,5 triệu sinh viên. So với năm 1987, số trường ĐH, CĐ tăng gấp 5 lần; số sinh viên tăng 13 lần nhưng số giảng viên tăng chỉ 3 lần. Đặc biệt, hệ thống trường ngoài công lập tăng quá nhanh về số lượng nhưng yếu kém về chất lượng đã đẩy hệ thống này vào thế hết sức khó khăn.

Hệ thống các trường sư phạm cũng rối bời khi mà địa phương nào cũng có thể đào tạo ra những “máy cái” còi cọc. Tình hình ấy diễn ra quá lâu, đến nay Bộ GD-ĐT mới nhận ra điều đó với một kế hoạch gây nhiều tranh cãi là đưa nhiều giảng viên các trường ĐH sư phạm quan trọng ra nước ngoài tập huấn, đào tạo.

Đó là chưa kể hệ thống đào tạo ở bậc phổ thông bất cập, thiếu thực học, học để thi, gây áp lực cho thầy và trò, làm nảy sinh nạn học thêm, dạy thêm bất trị.

Còn hàng loạt vấn đề khác mà Bộ GD-ĐT phải giải quyết trong “trận đánh lớn”. Tuy nhiên, quyết tâm của Bộ GD-ĐT liền bị thử thách khi cách đây không lâu, bộ tuyên bố trường ĐH, CĐ nào có kế hoạch tuyển sinh thì không được sử dụng kết quả kỳ thi “3 chung”, nay lại quay sang chấp nhận!

Một “trận đánh lớn” đầy thách thức và quá khó khăn đang chờ Bộ GD-ĐT!

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo