xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Trẻ hỏi, người lớn soi lại mình

Bài và ảnh: Phan Anh

Không một sách vở, bài học nào hiệu quả hơn chính lối sống của người lớn mà các em nhìn thấy hằng ngày

Dịp đầu năm, một buổi đối thoại thân mật nhưng không kém phần trang trọng giữa lãnh đạo TP HCM với 156 bạn nhỏ đại diện cho thiếu nhi TP đã diễn ra sáng 28-2. Hồn nhiên nhưng hết sức tế nhị, có rất nhiều câu hỏi thẳng thắn liên quan đến những vấn đề “nóng” trong của xã hội đã được các em thiếu nhi đặt ra khiến người lớn phải suy ngẫm.

Muốn học sử sinh động hơn

Mở đầu buổi đối thoại, em Giang Thị Mộng Như, học sinh lớp 7/6 Trường THCS Tân Tạo (quận Bình Tân), chia sẻ: “Xem phim em thấy nhớ lâu hơn khi đọc sách báo. Em mong muốn có nhiều hình ảnh, đoạn phim, phóng sự về các nhân vật lịch sử để các em nhớ nhiều hơn, hiểu nhiều hơn”.

Đây không chỉ là nguyện vọng của Mộng Như mà còn của nhiều thiếu nhi TP. Trong hơn 20 tâm tư gửi đến lãnh đạo, rất nhiều câu hỏi của các em nhìn nhận việc học sử hiện nay nhàm chán và khô cứng. “Con rất thích học môn sử nhưng ở trường thầy cô chỉ cho đọc bài trong sách rồi chúng con chép vào vở. Học như vậy không hấp dẫn mà còn rất khó nhớ. Trong khi lịch sử của dân tộc rất hào hùng, vẻ vang” - em Phạm Thị Mỹ Nguyên, học sinh lớp 5A1 Trường Tiểu học Nguyễn Trực (huyện Nhà Bè), thổ lộ và mong muốn được xem nhiều phim, hình ảnh; được đi đến bảo tàng, địa chỉ đỏ để tìm hiểu lịch sử nước nhà.

Còn em Lê Khắc Minh Phương, học sinh lớp 9A1 Trường THCS Vân Đồn (quận 4), nêu ý kiến học sử sẽ hiệu quả hơn với mô hình sân khấu hóa. “Khi được hóa thân vào nhân vật lịch sử, các em sẽ hiểu hơn, nhớ lâu hơn. Môn văn ở trường em được thầy cô áp dụng phương pháp này, học sinh rất thích thì dễ nhớ” - Minh Phương nói.

Bày tỏ sự cảm động trước những tâm huyết của các em học sinh đối với lịch sử nước nhà, Ủy viên Bộ Chính trị - Bí thư Thành ủy TP HCM Lê Thanh Hải nhận định các ý kiến trên hoàn toàn chính đáng bởi nâng chất việc dạy - học lịch sử để không chỉ giúp thiếu nhi TP ngày càng hiểu đúng, hiểu đầy đủ về truyền thống cách mạng, về lịch sử nước nhà mà còn hun đúc lòng tự hào dân tộc. Ông cũng căn dặn các cấp, ngành và nhà trường tạo điều kiện tốt nhất cho các em được phát triển toàn diện về thể chất, tâm hồn và trí tuệ; được sống, học tập và vui chơi trong môi trường đầy tình thương và lòng nhân ái.

 

Ông Lê Thanh Hải - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP HCM - thăm hỏi và lì xì cho các em thiếu nhi trong buổi gặp gỡ
Ông Lê Thanh Hải - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP HCM - thăm hỏi và lì xì cho các em thiếu nhi trong buổi gặp gỡ

 

Nhắc nhở người lớn về ý thức

Xen lẫn câu chuyện về việc học là nhiều câu hỏi từ các em về những hành vi thiếu ý thức của người lớn khiến lãnh đạo TP phải giật mình, suy nghĩ. Em Lê Thị Trúc Hà, học sinh lớp 8A7 Trường THCS Bình Thọ (quận Thủ Đức), đặt câu hỏi: “Tại sao người lớn lại xả rác bừa bãi như vậy?”. Còn cô học trò Vũ Nguyễn Minh Ngọc, lớp 8A1 Trường Trung học Thực hành Sài Gòn, lại đưa ra ý tưởng hết sức táo bạo và bất ngờ là mở lớp dạy ý thức cho người lớn bởi rất nhiều người lớn không biết làm gương. “Tại sao người lớn hay chen lấn khi xếp hàng? Phải mở lớp tuyên truyền ý thức cho người lớn” - Minh Ngọc nói.

Liên quan đến việc xếp hàng, em Phan Ngọc Kim Như, học sinh lớp 9/6 Trường THCS Lê Anh Xuân (quận Tân Phú), cũng đề xuất: “Nhà trường cần nghiêm khắc hơn với học sinh trong việc xếp hàng để ngay từ nhỏ các bạn sẽ có ý thức nơi công cộng”.

Bên cạnh những suy tư về cuộc sống, các em cũng không quên dành tình thương cho những bạn kém may mắn hơn mình. “Em thấy buồn vì có nhiều bạn có hoàn cảnh khó khăn nên không được đến trường, vui chơi. Em rất mong các cô chú lãnh đạo tạo điều kiện để tất cả trẻ em đều được đi học” - em Nguyễn Trương Thế Thanh, học sinh lớp 7/3 Trường THCS Bình Chánh (huyện Bình Chánh), tâm sự.

Trước những câu hỏi hồn nhiên, nhẹ nhàng và tế nhị của các em mà theo ông Lê Thanh Hải “rất đáng để người lớn đỏ mặt xấu hổ, soi lại mình”, ông nhấn mạnh:  “Người lớn thường xuyên giáo dục các em về đạo đức, lối sống và yêu cầu các em chấp hành nhưng chính họ lại không thực hiện điều mình nói. Muốn thế hệ trẻ sống tốt, sống tích cực thì không một sách vở, bài học nào hiệu quả hơn chính lối sống của người đi trước mà các em nhìn thấy hằng ngày”.

 

Sở Giao thông Vận tải TP HCM nhận khuyết điểm

Trước tâm tư của các em về việc rất thích đi xe buýt nhưng còn gặp nhiều khó khăn như trạm chờ nhếch nhác, xe chạy ẩu, chưa dừng đúng tuyến, đúng trạm..., Phó Giám đốc Sở Giao thông Vận tải TP - ông Lê Hoàng Minh - xin nhận khuyết điểm trong việc đưa đón các em đến trường và hứa sẽ cố gắng cải thiện để việc đưa đón được tốt hơn. Ông Minh cũng gửi gắm: “Rất mong mỗi em là một sứ giả về an toàn giao thông. Các em hãy thường xuyên nhắc nhở người thân trong nhà mình thực hiện đúng các quy định về an toàn giao thông”.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo