xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Trọng dân

Tương Lai

Đọc lại bài Dân vận của Bác Hồ đúng vào thời điểm mà vấn đề dân, đời sống của dân, ý chí - nguyện vọng của dân và việc thực thi dân chủ đang là một đòi hỏi của phát triển, suy ngẫm về nội dung sâu sắc của tư tưởng Hồ Chí Minh với vấn đề cốt tử này vừa có ý nghĩa thực tiễn và lý luận.

Đã 60 năm từ ngày Người khẳng định: “Nước ta là nước dân chủ… Quyền hành và lực lượng đều nơi dân”, những thành bại của sự nghiệp cách mạng đều có thể tìm nguyên nhân trong việc thấm nhuần và quán triệt tư tưởng ấy trong chủ trương, đường lối, trong chính sách và giải pháp đến đâu, để có thể biến thành hành động trong đời sống đất nước.

Thật ra, không một thể chế chính trị nào lại không tuyên bố phải dựa vào dân. Ngay trong chế độ chuyên chế phương Đông mà Mạnh Tử dám khẳng định: “Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh” (dân là quý, xã tắc đứng thứ hai, xem vua là nhẹ). Dân là quý, vì dân như nước, chở thuyền và lật thuyền cũng là dân. Chỉ có điều, Nho giáo xem dân là đối tượng cai trị, là đám “dân đen, con đỏ”. Người dân, theo Khổng Tử, sinh ra là để cho người ta sai khiến, vì thế dân phải noi theo bề trên mà làm. Bởi vậy, dễ sai khiến và noi theo là phẩm tính cần thiết phải có của dân. Ngay cả việc cho người dân học đạo cũng là để dễ sai khiến. Vì thế, ngu dân là nguyên lý cai trị. Khổng Tử tuyên bố rất rành rẽ: “Dân, có thể khiến họ noi theo, không cần khiến họ biết”. 


Có hiểu điều đó mới hiểu được chữ “dân” trong tư tưởng Hồ Chí Minh gắn làm một với “dân chủ”. Đôi lúc, để dễ đi vào lòng người, Bác cũng sử dụng một số mệnh đề của Nho gia, như “Dân lấy ăn làm trời”. Song, đó chỉ là phương tiện chuyển tải. Về bản chất, khái niệm “dân” trong tư tưởng Hồ Chí Minh khác một trời một vực với Khổng, Mạnh. Mà khác là ở nội dung dân chủ: “Bao nhiêu lợi ích đều vì dân. Bao nhiêu quyền hạn đều của dân. Công việc đổi mới, xây dựng là trách nhiệm của dân. Sự nghiệp kháng chiến kiến quốc là công việc của dân. Chính quyền từ xã đến Chính phủ Trung ương do dân cử ra. Đoàn thể từ Trung ương đến xã do dân tổ chức nên ”. Nói đến “dân” mà không thực thi những điều cụ thể này thì vô nghĩa. Nói đến “dân” mà không nói đến dân chủ thì rất dễ giẫm vào vết xe đổ của nguyên lý cai trị lỗi thời.


Và vì quá hiểu được rằng nói đến dân thì dễ nhưng trọng dân, phát huy dân để thực thi dân chủ trong đời sống xã hội sẽ hết sức gian nan nên Bác Hồ xác định đây là “cuộc chiến đấu khổng lồ” nhằm “chống lại những gì đã cũ kỹ, hư hỏng, để tạo ra những cái mới mẻ, tốt tươi”. Để thực thi dân chủ một cách thiết thực, Người đòi hỏi “Phải đưa chính trị vào giữa dân gian”. Trước kia, việc gì cũng từ “trên dội xuống”, từ nay việc gì cũng phải từ “dưới nhoi lên”.


Tầm nhìn của Bác cách đây hơn nửa thế kỷ bắt gặp được tư duy của thời đại về sự vận động và biến đổi. Cho nên, tin vào dân, tôn trọng dân, phát huy mạnh mẽ sức dân chính là thuận theo xu thế chung để chuẩn bị cho những bứt phá của dân tộc vươn lên cùng thời đại.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo