xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tự thua cuộc

CÁT TƯỜNG

Nhìn nông dân ĐBSCL chợt buồn, chợt vui khi hành tím ùn ứ rồi được giải cứu, bán chạy; các chủ vườn ổi đang âu sầu bỗng reo mừng khi thấy bóng thương lái, rồi nay hồ hởi khi khóm Tắc Cậu (Kiên Giang) được mùa được giá..., thấy mà thương!

Thương là bởi cả đời cơ cực, cứ nhắm mắt sản xuất nhưng đầu ra được chăng hay chớ, thậm chí được mùa nhưng mất giá, rồi phải bán đổ bán tháo.

Thương là bởi năm nay bán đổ bán tháo nhưng năm tới vẫn trồng vẫn nuôi; nếu không thì chẳng biết làm gì, thà làm và cầu may, còn hơn.

Thương là bởi “nhất sĩ, nhì nông; hết gạo chạy rông; nhất nông, nhì sĩ”, toàn nhì với nhất thế mà phải cầu may trọn kiếp, suốt đời quẩn quanh trong vòng tròn nghèo khó!

Họ thiếu những bàn tay dẫn đường nên phải nương nhờ vào bên ngoài, đó là thương lái, con buôn bên kia biên giới và những thị trường ngoại đầy cạm bẫy, trong đó bấp bênh nhất phải kể đến Trung Quốc.

Bài học “dội chợ” của dưa hấu hiện vẫn còn mới toanh, trước đó là thanh long, vải thiều, rau củ quả… Nay hành tím, ổi, khóm bán chạy, rồi sẽ đua trồng, rồi sẽ dội chợ, rồi sẽ khẩn cầu giải cứu.

Tại sao phải thụ động và lệ thuộc mãi như vậy trong khi chỉ cần chuyển hướng thị trường là có thể giải quyết được vấn đề. Cụ thể, thị trường trong nước vẫn còn dư địa để tiêu thụ, sao không hướng vào mà cứ hướng ra?

Bằng chứng là mỗi năm chúng ta phải nhập hàng chục triệu tấn rau củ quả. Bằng chứng là khi các địa phương thừa nông sản chủ động đến tiếp thị với các thị trường trong nước có dung lượng lớn hơn, như TP HCM và Hà Nội, thì đầu ra được khơi thông ngay tức khắc. Chẳng phải TP HCM năm 2014 tiêu thụ đến 60.000/90.000 tấn vải bán ở thị trường trong nước của 2 tỉnh Hải Dương và Bắc Giang đó sao! Mới đây, TP HCM và Hà Nội cũng đã tiêu thụ hàng trăm tấn dưa hấu của các tỉnh miền Trung...

Trong lúc nông dân thiếu tư duy thị trường thì các cơ quan chức năng phải làm thay hoặc hỗ trợ họ, ví như vừa rồi ban lãnh đạo tỉnh Hải Dương chủ động vào gặp Sở Công Thương TP HCM để chào bán trái vải vậy!

Sau một thời gian dài phụ thuộc thị trường Trung Quốc, vài năm gần đây, chúng ta đề cao việc đa dạng hóa thị trường và quay trở lại làm chủ sân nhà để tự chủ, tiến tới tự cường. Thế nhưng, giữa quyết tâm và hành động còn khoảng cách rất xa. Thực tế đó không chỉ thể hiện trong nông nghiệp mà cả trong lĩnh vực “xương sống” là công nghiệp, chúng ta cũng nói nhiều, làm ít.

Đó là quyết tâm xây dựng cho được khối công nghiệp phụ trợ nhưng sau hàng chục năm, đến giờ mới chỉ là đặt nền móng. Ngành ô tô đặt mục tiêu giai đoạn 2010-2020, nội địa hóa 60% nhưng nay chỉ đạt 7%-8%; dệt may dự kiến nâng tỉ lệ nội địa hóa lên 60% vào năm 2015 nhưng hiện nhập đến 99% bông, 60% sợi, 70% vải; điện tử thì Samsung liên tục rót hàng tỉ USD cho các dự án sản xuất điện thoại thông minh, máy tính bảng... nhưng số doanh nghiệp Việt đủ chuẩn tham gia chuỗi cung ứng của họ đếm không quá 2 bàn tay!

Rõ ràng chúng ta đã tự thua khi đánh giá thấp sân nhà của mình trong khi người ta, như Toyota, Samsung..., thi đấu sân khách mà ghi bàn khí thế!

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo