xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Vai trò “nhạc trưởng”

DIỆP VĂN SƠN

Nhiều năm qua, chúng ta thường nhắc đi nhắc lại nghịch lý: Việt nam đất đai phì nhiêu, nông dân chăm chỉ, cần cù nhưng vẫn nghèo đói, lạc hậu; khoảng cách giàu nghèo giữa nông thôn và thành thị ngày càng giãn ra.

Gần đây, để giải thích nghịch lý trên, một số chuyên gia cho rằng: Thứ nhất, trong khi điều kiện vật chất để một gia đình nông dân nuôi con ăn học tử tế hết sức khó khăn thì nhiều người có trình độ, xuất thân từ nông thôn, học xong lại bám trụ thành thị. Rốt cuộc là chất lượng lao động, chất lượng trí tuệ ở nông thôn vẫn rất thấp, không thể có hiệu quả lao động cao được.

Thứ hai, nông dân đã nghèo lại phải đóng góp rất nhiều. Hằng năm có tới mấy chục khoản đóng góp rồi còn phải góp ngày công lao động công ích để tu bổ đê điều.... Trong khi đó, có xã lên đến cả trăm cán bộ hưởng lương, trợ cấp chia nhau trên hạt lúa đóng góp của nông dân trong xã.

Thứ ba, về chính sách xã hội thì nông dân được hưởng rất ít. Thành phố được bao cấp đến vỉa hè, điện, nước, đường giao thông, hưởng thụ văn hóa, sức khỏe, môi trường..., trong khi ở nhiều nơi, mức hưởng thụ của nông dân là không đáng kể.

Thứ tư, tuy nông nghiệp chỉ tạo ra hơn 20% GDP nhưng là ngành nuôi sống xã hội. Trên 70% lao động là ở nông thôn. Nông dân có vị trí đặc biệt trong giữ gìn an ninh lương thực, an ninh môi trường, an ninh chính trị cho đất nước. Vậy mà mức đầu tư cho nông nghiệp chỉ chiếm chưa đầy 20% ngân sách.

Để khắc phục nghịch lý trên, Đảng và Chính phủ chủ trương xây dựng Đề án Nông nghiệp, nông dân và nông thôn (gọi tắt là “tam nông”). “Tam nông” nhưng thực chất mọi vấn đề của đề án này đều xoay quanh nông dân. Nhiều tính toán của các chuyên gia khuyến cáo kích cầu đầu tư vào nông thôn sẽ sinh lợi nhiều nhất trong tình hình hiện nay.

Tuy nhiên, chỉ một mình nông dân thì không thể xoay chuyển được tình thế. Khâu quan trọng nhất là phải liên kết “bốn nhà” thiết thực, hiệu quả. Muốn vậy, rất cần vai trò “nhạc trưởng” của nhà nước. Nhà nước bảo đảm cho các chính sách vào khu vực nông thôn khỏi bị lợi dụng. Song, thực tế thì chưa có nhiều mô hình gắn kết, hiệu quả và bền vững giữa “bốn nhà”. Liên kết “bốn nhà” không phải tất cả đều là cánh đồng mẫu lớn mà là tăng tính hợp tác giữa “bốn nhà” trong sản xuất. Tiếp theo là đẩy mạnh khoa học - công nghệ trong nông nghiệp. Chỉ khi làm chủ được khoa học - công nghệ thì nông nghiệp mới có đột phá.

Điều này đủ nói lên thực trạng liên kết “bốn nhà” hiện nay là sự thiếu vắng vai trò “nhạc trưởng” của nhà nước. Hơn lúc nào hết, rất cần vai trò “nhạc trưởng” của nhà nước thể hiện đầy đủ với tinh thần trách nhiệm cao.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo