xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Vì màu xanh tương lai

Bài và ảnh: Lê Tường Vân

Hai con lần lượt mang khuyết tật, bản thân cũng đột ngột bị mù nhưng anh vẫn không nản chí, mày mò học hỏi rồi thành lập câu lạc bộ và HTX để giúp đỡ những người cùng cảnh ngộ như mình

Năm 1989, sau khi tốt nghiệp THPT, chàng trai Ngô Văn Biểu - ngụ xã Quang Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa - khăn gói ra thủ đô Hà Nội học nghề sửa chữa điện tử. Hai năm sau, khi đã thành thạo nghề, anh trở về quê nhà mở cửa hàng sửa chữa điện tử.

Tai họa đồn dập

Với đôi bàn tay khéo léo cùng sự cần cù, chịu khó, Biểu trở thành người thợ sửa chữa tivi, quạt điện, loa, đài chuyên nghiệp, được bà con trong và ngoài xã rất tín nhiệm. Khi đời sống kinh tế khấm khá, năm 1993, anh xây dựng gia đình với chị Mai Thị Đào - công nhân Lâm trường Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa. Cả 2 vợ chồng đều có công ăn việc làm, thu nhập ổn định nên sống rất hạnh phúc.

Niềm vui được nhân lên gấp bội khi năm 1994, con trai đầu Ngô Văn Duy của họ chào đời. Đến năm 2000, vợ chồng anh Biểu sinh thêm cô con gái Ngô Thị Diện. Làng trên, xóm dưới ai cũng mừng cho vợ chồng anh bởi gia đình “có nếp, có tẻ”.

img
Anh Ngô Văn Biểu hướng dẫn người lao động của HTX 18-4 làm thảm cói

Thế nhưng, tai họa đã dồn dập ập đến với gia đình nhỏ của anh chị. Càng lớn lên, Ngô Văn Duy càng bị thiểu năng trí tuệ, còn cô bé Ngô Thị Diện thì thị lực chỉ đạt 4/10. Năm nay, Duy bước sang tuổi 20 nhưng trông như một cậu bé ở bậc tiểu học. Thoạt nhìn, trông Duy rất khỏe mạnh, mập mạp thế nhưng cậu không hiểu biết gì, tâm hồn và hành vi như một đứa trẻ.

“Hai con đều mang khuyết tật quả là một nỗi đau quá lớn đối với gia đình tôi. Vậy mà trời lại không cho tôi được gắn bó với nghề sửa chữa điện tử, cùng vợ con chăm sóc 2 đứa con khuyết tật” - anh Biểu nhớ lại.

Năm 2000, khi phong trào làm bếp con cò trong các khu dân cư phát triển mạnh, Biểu đã tận dụng các bình xịt muỗi, bình gas mini cắt ra thành cánh quạt rồi hàn bán cho người dân địa phương để kiếm đồng ra đồng vào. “Lời lãi chưa thấy đâu thì tai họa đã ập đến. Tôi bị mạt sắt bắn vào mắt khi đang gia công bếp con cò” - anh kể.

Trải qua nhiều đợt điều trị ở Trạm Y tế xã Quang Lộc, Bệnh viện Đa khoa huyện Hậu Lộc, Bệnh viện Mắt Thanh Hóa rồi Bệnh viện Mắt Trung ương nhưng mắt Biểu vẫn không khỏi. Cuối cùng, các bác sĩ ở Bệnh viện Mắt Trung ương kết luận: Bệnh nhân Ngô Văn Biểu đôi mắt bị hỏng, mãi mãi không nhìn thấy ánh sáng, bệnh viện chỉ ráng giữ sao cho thẩm mỹ.

“Các cụ ta thường nói “giàu 2 con mắt, khó 2 bàn tay” quả không sai. Từ một người bình thường, tôi đột nhiên trở thành kẻ khiếm thị, không thể nhìn thấy gì trong cuộc sống. Từ một người chồng, người cha là trụ cột của gia đình, tôi trở thành một phế nhân, đau đớn biết nhường nào! Gia đình 4 người mà có tới 3 người khuyết tật thì còn gì đau buồn bằng?” - anh Biểu chua xót.

Lập CLB, mở HTX

Dù hoàn cảnh rất khó khăn, 2 con đứa thì thiểu năng trí tuệ, đứa khiếm thị, bản thân cũng là người khiếm thị nhưng anh Biểu đã vượt lên để sống thực sự có ý nghĩa.

Vượt qua nỗi đau về hoàn cảnh, anh Biểu làm đơn xin gia nhập Hội Người mù huyện Hậu Lộc. Sinh hoạt tại hội, anh có thêm niềm tin yêu vào cuộc sống, vào tương lai tươi sáng ở phía trước. Từ đó, anh lập đề án dạy nghề cho người mù và người khuyết tật nhằm giúp những người không may mắn như mình có việc làm, tự nuôi sống bản thân, không trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội.

img
Anh Biểu cùng vợ và 2 người con khuyết tật

Khi đề án được trình lên, nhiều người ở cấp trên cho rằng Biểu “hoang tưởng”, rằng người mù như anh thì làm được gì cho gia đình và xã hội mà “bày đặt này nọ”!

Không nản lòng, Biểu đã lặn lội lên Triệu Sơn, vào Tĩnh Gia tham quan những mô hình làm kinh tế giỏi do người khuyết tật làm chủ. Từ đó, anh đã tích lũy được nhiều kiến thức thực tế bổ ích. Năm 2004, Biểu được Hội Người mù huyện Hậu Lộc cử đi học nghề thủ công mỹ nghệ tại xã Đa Lộc. Tại đây, anh được chị Ngô Thị Hồng Vân, nguyên giám đốc một trung tâm dạy nghề từ thiện tư thục, cho đi học nghề tại Hà Nội.

Ba năm ở thủ đô, Biểu được học nghề thủ công mỹ nghệ và xoa bóp bấm huyệt. Khi tay nghề thành thục, năm 2007, anh trở về quê nhà với mong ước sẽ góp sức cho trung tâm tư thục của chị Vân ngày càng phát triển hơn nữa. Thế nhưng, lúc Biểu về quê cũng chính là lúc trung tâm dạy nghề từ thiện do chị Vân làm chủ giải thể.

Trước tình hình đó, năm 2008, anh Biểu đã đứng ra thành lập CLB Vì màu xanh tương lai nhằm tạo điều kiện cho những người khuyết tật như anh có một sân chơi bổ ích, lành mạnh. Ban đầu, CLB chỉ có 20 hội viên. Qua 4 năm hoạt động, hiện nay, CLB đã thu hút hơn 200 hội viên ở nhiều nơi trong và ngoài tỉnh như: Bắc Ninh, Lào Cai, Yên Bái…

Mỗi người mỗi cảnh ngộ khác nhau nhưng họ đã tìm thấy tiếng nói chung là sự yêu thương, chia sẻ. CLB Vì màu xanh tương lai thực sự trở thành địa chỉ để mỗi thành viên gửi gắm tâm tư, nguyện vọng của mình và có thể hỗ trợ nhau cùng học nghề, tạo việc làm, đồng thời giao lưu văn hóa, thể dục thể thao... Mỗi ngày đi qua là một kỷ niệm đáng nhớ đối với các thành viên trong CLB.

Cùng với CLB Vì màu xanh tương lai, Biểu còn đứng ra thành lập HTX Dạy nghề và Phục hồi chức năng cho người khuyết tật 18-4 tại xã Quang Lộc. Hiện tại, HTX do anh Biểu làm chủ nhiệm đang tạo việc làm cho gần 200 lao động địa phương, trong đó có trên 150 người khuyết tật chân, tay, khiếm thính, khiếm thị…

Vượt lên số phận, chiến thắng chính bản thân mình, anh Ngô Văn Biểu được bà con địa phương xem như một tấm gương giàu nghị lực, không chỉ biết sống vì gia đình mà còn cho cộng đồng xã hội.

“Đôi mắt Biểu không nhìn thấy ánh sáng mặt trời và mọi vật nhưng anh ấy có một trái tim, một tấm lòng thật sáng và ấm áp yêu thương. Ngọn lửa thương yêu cuộc sống vẫn luôn nồng ấm trong tim anh” - một cán bộ UBND xã Quang Lộc nói.

Thành quả đáng quý
Tại HTX 18-4, người khuyết tật được học và làm nhiều nghề: Thảm, chiếu tre, tăm, đũa, chổi đót… Thu nhập của người lao động tại HTX luôn được giữ ổn định.
Từ đầu năm đến nay, HTX 18-4 đã làm ra trên 1.000 chiếc chiếu trúc, 60.000 tấm thảm cói mỹ nghệ, hơn 2.000 giỏ - lẵng hoa mỹ nghệ, trên 2.200 chiếc chổi đót và hơn 400 kg tăm, đũa các loại. Đây thực sự là một thành quả rất đáng ghi nhận đối với một HTX do người khuyết tật làm chủ.
img
Người lao động tại HTX 18-4
 
 
ĐƠN VỊ ĐỒNG HÀNH

img


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo