xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Vụ cá chết: Loay hoay thống kê thiệt hại

Quang Nhật - Minh Tuấn

Trong khi ngư dân các tỉnh miền Trung đang rất khốn đốn thì chính quyền địa phương vẫn lúng túng, chưa thống kê được thiệt hại để hỗ trợ, đền bù

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) vừa có văn bản gửi 4 tỉnh: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế hướng dẫn bổ sung kê khai thiệt hại của người dân từ sự cố môi trường do Formosa gây ra. Trước đó, tại hội nghị báo cáo tiến độ kê khai, thống kê thiệt hại do sự cố môi trường và bàn giải pháp chỉ đạo sản xuất thủy sản ở 4 tỉnh miền Trung vừa tổ chức ở tỉnh Thừa Thiên - Huế, các địa phương cho rằng việc thống kê rất chậm vì nhiều quy định, hướng dẫn chưa rõ ràng.

Chậm là do... Bộ NN-PTNT?

Theo ông Nguyễn Văn Phương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế, quá trình thực hiện Quyết định 6851 của Bộ NN-PTNT trước đó về thống kê thiệt hại của ngư dân 4 tỉnh miền Trung gặp khó khăn trong việc xác định đối tượng vì quy định chưa cụ thể. Từ tháng 4 đến tháng 9-2016, ngư dân không sản xuất, ngưng hoạt động nên không thể thống kê thiệt hại.

Ông Đặng Ngọc Sơn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh, cho biết sau khi Bộ NN-PTNT có Quyết định 6851, địa phương này đã thành lập các tổ thống kê từ cấp thôn đến cấp tỉnh. Trong đó, mỗi cấp có 2 bộ phận, gồm bộ phận trực tiếp điều tra và bộ phận thẩm tra.

Ngư dân huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị đang rất khó khăn, mong sớm được hỗ trợ, đền bù thiệt hại sau sự cố môi trường Ảnh: QUANG NHẬT
Ngư dân huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị đang rất khó khăn, mong sớm được hỗ trợ, đền bù thiệt hại sau sự cố môi trường Ảnh: QUANG NHẬT

“Chúng tôi đã cùng với Bộ NN-PTNT tổ chức hội nghị để trả lời từng câu hỏi của người dân. Đây là sự cố chưa có tiền lệ nên việc thực hiện đến đâu phải chắc chắn đến đó chứ khi trình lên bộ rồi bị trả về thì rất vất vả” - ông Sơn lý giải.

Theo ông Sơn, trong việc thống kê, quan trọng nhất là xác định chính xác đối tượng, mức thiệt hại để áp giá đền bù. Ngoài ra, trong quá trình kê khai cũng đã nảy sinh nhiều vướng mắc như chưa có sự hướng dẫn, chia tách giữa chủ và người làm thuê.

“Một người làm chủ nhiều tàu cá hay có người chỉ đầu tư chứ không trực tiếp đi khai thác. Vì vậy, không thể bồi thường thiệt hại lao động cho chủ tàu nên phải tách chủ và thợ” - ông Sơn dẫn giải.

Trong khi đó, ông Hà Sỹ Đồng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị, cho rằng hướng dẫn của Bộ NN-PTNT chưa nói rõ phạm vi xác định thiệt hại, chủ tàu khai thác; chưa quy định cụ thể phạm vi địa lý cửa sông, ven biển khiến cán bộ kê khai lúng túng.

Ông Lê Minh Ngân, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình, góp ý nên lấy số liệu nước biển dâng cao nhất vào mùa hè để tính phạm vi cửa sông. Bởi lẽ, đây thời điểm chất độc từ Formosa đưa vào nhiều nhất.

Sẽ không bỏ sót

Xác định thời hạn hoàn tất thống kê, ông Hoàng Ngọc Khanh, Chánh Văn phòng UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế, cho biết dự kiến đến ngày 10-9, tỉnh này mới có thể gửi báo cáo cho các bộ, ngành. “Nguyên tắc của chúng tôi là phải chính xác, không được bỏ sót đối tượng bị thiệt hại trực tiếp và gián tiếp” - ông Khanh khẳng định.

Theo ông Nguyễn Thanh Điệu, Chủ tịch Hiệp hội Nghề cá xã Bảo Ninh (TP Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình), xã này có số ngư dân và người làm dịch vụ nghề cá lớn nhất TP Đồng Hới. Sau khi Formosa xả thải gây ô nhiễm trên biển, người dân bị thiệt hại nặng nề.

“Chúng tôi mong rằng các cơ quan chức năng sẽ đánh giá khách quan và chính xác mức độ thiệt hại để đền bù cho bà con số tiền hợp lý, giúp họ bớt phần nào khó khăn” - ông Điệu bày tỏ.

Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, ông Phan Văn Khoa, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Quảng Bình, cho biết hôm nay, 31-8, tỉnh sẽ tổ chức một cuộc họp để bàn về phương án đền bù cho ngư dân. “Vấn đề này rất phức tạp, phải rà soát, kê khai, thẩm định sát sao từng hộ gia đình. Khó hơn nữa là hướng dẫn ngư dân phải làm gì sau sự cố môi trường này” - ông Khoa băn khoăn.

Còn ông Hà Sỹ Đồng khẳng định ngày 15-9, tỉnh Quảng Trị sẽ hoàn tất thống kê thiệt hại, gửi các bộ, ngành để phân bổ kinh phí chi trả cho người dân.

Công khai để người dân giám sát

Ông Đặng Ngọc Sơn đề nghị Bộ Tài chính và Bộ NN-PTNT cần cử tổ công tác về các tỉnh để cùng thẩm định thực tế cũng như báo cáo của địa phương, tránh tình trạng địa phương gửi báo cáo lên nhưng chưa đạt, lại bị trả về.

“Chúng tôi yêu cầu Hà Tĩnh thực hiện theo lộ trình mà Chính phủ đề ra nhưng phải chắc chắn, thận trọng và công khai để người dân giám sát” - ông Sơn cho biết.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo