xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Vui một nửa

Thanh Nhân

Kim ngạch xuất khẩu năm 2013 của cả nước đạt 132,2 tỉ USD, tăng 15,4%. 2013 cũng là năm thứ hai liên tiếp Việt Nam xuất siêu, trong đó công đầu thuộc về các doanh nghiệp (DN) có vốn đầu tư nước ngoài (FDI).

Xuất khẩu tăng khá trong điều kiện kinh tế toàn cầu còn nhiều khó khăn là tín hiệu đáng mừng nhưng điều cần lưu ý là con số trên có được chủ yếu nhờ vào tăng trưởng của khối FDI: kim ngạch xuất khẩu (không kể dầu thô) đạt 81,2 tỉ USD, tăng 26,8% so với năm trước (khu vực xuất khẩu trong nước đạt 43,8 tỉ USD, tăng 3,5%). DN FDI không chỉ dẫn đầu xuất khẩu những mặt hàng công nghệ như điện thoại, linh kiện điện tử... mà còn có xu hướng chiếm lĩnh các mặt hàng khác vốn là thế mạnh của DN Việt như nông sản, thủy sản.

Theo Tổng cục Thống kê, khối FDI chiếm tỉ trọng lớn trong kim ngạch xuất khẩu nhưng chủ yếu là sản xuất gia công với giá trị gia tăng thấp nên không mang lại giá trị kinh tế cao. Điều này dễ hiểu bởi nguyên liệu đầu vào cho sản xuất hàng xuất khẩu phụ thuộc nhiều vào nguồn nhập từ nước ngoài; tỉ trọng giá trị nhập khẩu các mặt hàng phục vụ hoạt động gia công lắp ráp chiếm khá cao trong kim ngạch xuất khẩu hàng hóa (ví dụ kim ngạch nhập khẩu vải chiếm 48,3% giá trị xuất khẩu hàng dệt may...).

Theo các chuyên gia kinh tế, nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trên là do những chính sách hiện hành chưa tạo được chuyển biến mạnh để phát triển ngành công nghiệp phụ trợ trong nước. Cuối năm 2013, Tập đoàn Samsung công bố chuyển dần nhà máy sản xuất điện thoại di động từ Trung Quốc sang Việt Nam, mục tiêu là hướng Việt Nam thay dần Trung Quốc để sản xuất hơn 80% điện thoại di động Samsung cung cấp cho thế giới. Để hoàn tất chuỗi cung ứng toàn cầu, Samsung rất cần các DN ngành công nghiệp hỗ trợ. Không ít DN Hàn Quốc và các nước khác đã theo Samsung vào Việt Nam để cung cấp nguyên phụ liệu cho Samsung. Các hãng xe Honda, Toyota của Nhật khi vào Việt Nam cũng kéo theo nhiều nhà cung cấp linh kiện để tiện cho việc lắp ráp. DN Việt Nam - vì những yếu kém cố hữu - đã không thể chen chân vào chuỗi cung ứng này, hoàn toàn đứng ngoài cuộc chơi ngay trên “đất” của mình.

Đã hơn 25 năm kể từ khi Luật Đầu tư nước ngoài được ban hành nhưng ngành công nghiệp phụ trợ trong nước vẫn giẫm chân tại chỗ dù chúng ta đã bàn thảo rất nhiều. “Sân chơi” thế giới ngày càng rộng mở, Việt Nam cứ loay hoay với bài toán công nghiệp phụ trợ như hiện tại thì dù xuất khẩu với nhiều trăm tỉ USD nhưng giá trị thực mang lại không đáng là bao.

Một khi nền kinh tế đáp ứng được nhu cầu về nguyên phụ liệu, giảm tỉ lệ nhập khẩu của khối FDI thì niềm vui xuất siêu sẽ trọn vẹn, bền vững hơn.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo