xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Xem xét mô hình chính quyền đô thị một cấp

QUÝ HIỀN

TPHCM cần được cơ chế chính sách để chủ động về mặt tài chính, đầu tư và cả thẩm quyền

Với sự chủ trì của Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Duy Thăng, hội thảo về “Đề án mô hình tổ chức chính quyền đô thị” diễn ra vào ngày 24 và 25-12 tại TPHCM nhằm lấy ý kiến góp ý của các bộ, cơ quan Trung ương, nhà khoa học, nhà quản lý và đại diện 32 tỉnh, TP khu vực phía Nam.

Một trong ba phương án mô hình tổ chức chính quyền đô thị mà Ban Chỉ đạo Trung ương nêu ra tại hội thảo được nhiều chuyên gia, nhà khoa học cũng như Ban Cán sự Đảng Bộ Nội vụ đồng tình là chỉ  tổ chức một cấp chính quyền (có HĐND và UBND) ở khu vực nội thành, nội thị, không tổ chức cấp chính quyền ở các đơn vị hành chính trực thuộc (quận, phường). Khu vực ngoại thành, ngoại thị chỉ tổ chức cấp chính quyền ở xã, thị trấn, không tổ chức cấp chính quyền ở huyện. Ở các đơn vị hành chính quận, huyện, phường, không tổ chức cấp chính quyền (không có HĐND và UBND) thì tổ chức cơ quan đại diện hành chính của TP tại địa bàn quận, huyện và cơ quan đại diện hành chính quận tại địa bàn phường. Nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của HĐND và Ủy ban Hành chính TP trực thuộc Trung ương do Luật Tổ chức chính quyền địa phương và các luật chuyên ngành quy định (sẽ xây dựng sau khi Hiến pháp năm 1992 sửa đổi được ban hành).

 Ông Phan Văn Hùng, Vụ phó Vụ Chính quyền địa phương (Bộ Nội vụ), cho biết do tính chất đặc biệt về vị trí và quy mô của 2 TP Hà Nội và TPHCM nên có thể cân nhắc để tổ chức theo một trong hai phương án. Nếu vẫn tổ chức đơn vị hành chính trực thuộc như hiện nay (quận, huyện trực thuộc) thì áp dụng mô hình chung cho TP trực thuộc Trung ương nêu trên. Tuy nhiên, do tính đặc thù riêng, quy mô quá lớn của 2 TP này và để đáp ứng yêu cầu phát triển trong tương lai, cần nghiên cứu đề xuất theo hướng mỗi TP không phải là một đô thị riêng lẻ mà là mô hình chùm đô thị, trong đó có đô thị lõi và các đô thị trực thuộc (TP nhỏ trong TP lớn).

Liên hệ thực tế của TPHCM,  Phó Chủ tịch UBND TP Lê Minh Trí khẳng định TP vẫn tiếp tục bảo lưu những nội dung của đề án chính quyền đô thị mà UBND TP đã trình Chính phủ. Trong đó, kiến nghị Trung ương cho TP phát triển theo phương án chuỗi các đô thị (gồm có 4 TP vệ tinh ở 4 cửa ngõ) nằm trong một TP lớn. Bốn TP vệ tinh nằm ở 4 cửa ngõ Bắc - Nam - Đông - Tây của TP, còn 13 quận nội thành giữ lại và sẽ thuộc TP lớn. “Hiện nay, các huyện Bình Chánh, Nhà Bè và Hóc Môn nếu tiếp tục đô thị hóa có lẽ cũng sắp hết đất nông nghiệp, khi đó sẽ cho sáp nhập các TP vệ tinh, chỉ giữ lại 2 huyện là Củ Chi và Cần Giờ” - ông Trí nói.

Theo ông Trí, nếu có bộ máy chính quyền đô thị thì TP sẽ giảm bớt việc can thiệp của các sở, ngành từ trên xuống, để bộ máy ở dưới (TP vệ tinh) sẽ trực tiếp giải quyết.  “Bản chất bên trong đề án chính quyền đô thị của TPHCM là cần được cơ chế chính sách để chủ động về mặt tài chính, đầu tư và chủ động về mặt thẩm quyền” - ông Trí đề nghị.

Cồng kềnh, tốn kém

Góp ý cho dự thảo, TS Phạm Sỹ Liêm, Viện trưởng Viện Nghiên cứu đô thị và Phát triển hạ tầng, nêu lên  một số vấn đề nóng về thể chế của bộ máy chính quyền. Trong đó, hạn chế cần lưu ý là cơ cấu thể chế của chính quyền đô thị hiện nay đã tỏ ra cồng kềnh, tốn kém, làm chậm quá trình ra quyết định trong bối cảnh đô thị vận hành với tốc độ ngày càng nhanh. Ngoài ra, 2 vùng đô thị lớn với nhân lõi là thủ đô Hà Nội và TPHCM đã hình thành nhưng chưa có thể chế quản lý thích hợp.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo