xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Chắp vá giao thông Tây Bắc TP HCM

Bài và ảnh: THU HỒNG

Dù TP HCM có chủ trương đầu tư một số tuyến đường kết nối các trục khu vực Tây Bắc với trung tâm TP nhưng do thiếu vốn, việc thực hiện các dự án chỉ mang tính "trám tạm các điểm nóng"

Hơn 2 tháng nay, người dân sống dọc tuyến đường Phan Văn Hớn thuộc 2 xã Bà Điểm và Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn phải chịu cảnh bụi bay mù mịt từ công trình nâng cấp tuyến đường này.

Làm kiểu thiếu tiền

Dự án mở rộng nâng cấp đường Phan Văn Hớn (đoạn qua huyện Hóc Môn) dài khoảng 6,5 km, kết nối khu vực Long An về TP HCM. Do chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng quá cao nên dự án không thực hiện được. Thay vào đó, để giải quyết điểm nóng giao thông này, Sở Giao thông Vận tải (GTVT) cùng UBND huyện Hóc Môn vận động người dân hiến đất.

Kết cục là mỗi bên đường được mở rộng thêm 1 m, làm bó vỉa, không có vỉa hè. Bà Nguyễn Thị Sáu (ngụ xã Bà Điểm) phản ánh: "Hơn 10 năm chờ đợi, cuối cùng con đường rộng 6 m cũng được nới rộng đôi chút. Nó vẫn quá chật chội, chiều nào cũng ùn ứ giao thông, khói bụi mù mịt".

Đường Dương Công Khi (huyện Hóc Môn) kết nối giao thông từ các tỉnh Long An, Tây Ninh về TP HCM, thường xuyên xảy ra tai nạn giao thông do mặt đường chỉ rộng 6 m, xe tải và xe máy phải trộn dòng. Để giải quyết điểm nóng này, Khu Quản lý giao thông đô thị số 3 (gọi tắt Khu 3) thực hiện dự án nâng cấp, mở rộng. Thế nhưng, mỗi bên đường cũng chỉ "nở" thêm 1-1,5 m, không bảo đảm mật độ giao thông.

Chắp vá giao thông Tây Bắc TP HCM - Ảnh 1.

Việc mở rộng đường Phan Văn Hớn (huyện Hóc Môn) mang tính chắp vá

Cũng do thiếu kinh phí, một số tuyến đi qua huyện Củ Chi như Tỉnh lộ 15, Tỉnh lộ 8, Tỉnh lộ 9... đang bị đầu tư chắp vá. Cụ thể, Tỉnh lộ 15 dài 33 km, chỉ được ưu tiên nâng cấp, sửa chữa 7 km (đoạn từ cầu Tân Thạnh Đông đến ngã tư Tân Quy), các đoạn còn lại... "để dành". Còn Tỉnh lộ 8 (kết nối giữa tỉnh Bình Dương và Long An) có tổng chiều dài 22,5 km, vì thiếu kinh phí nên Khu 3 dự tính mở rộng đoạn từ cầu Kênh N31A đến ngã tư Tân Quy (9 km), sử dụng nguồn vốn duy tu năm 2017-2018. Đoạn còn lại khoảng 13,5 km sẽ... nghiên cứu đầu tư sau.

Giải thích lý do đầu tư mang tính chắp vá, ông Phạm Ngọc Dũng, Giám đốc Khu 3, cho rằng là do phải cân đối nguồn vốn, tập trung cho các dự án lớn như Vành đai 3, đường cao tốc TP HCM - Mộc Bài.

Có vốn, lại vướng mặt bằng

Theo Sở GTVT TP HCM, về lâu dài, căn cứ nhu cầu giao thông trên tuyến và khả năng huy động, cân đối các nguồn lực của TP, sở sẽ phối hợp cùng UBND huyện Củ Chi xem xét, đề xuất đầu tư đồng bộ các tuyến Tỉnh lộ 8, Tỉnh lộ 15 theo quy mô được phê duyệt. Riêng địa bàn huyện Hóc Môn, vừa qua, sở đã phê duyệt quyết định đầu tư dự án Tỉnh lộ 9 (đường Đặng Thúc Vịnh), đoạn từ đường Lê Văn Khương đến đường Tô Ký, với chiều dài 5,2 km, mở rộng bề mặt đường từ 7-8 m lên 30 m. Song song đó, đoạn Tỉnh lộ 9 đi qua huyện Củ Chi (từ cầu Rạch Tra đến Tỉnh lộ 8), dài khoảng 5,76 km, cũng được mở rộng bề mặt từ 6-7 m lên 30 m.

Dù đã xác định được nguồn vốn nhưng việc triển khai các dự án này lại gặp không ít khó khăn do vướng bồi thường giải phóng mặt bằng. Theo bà Đỗ Thị Lâm Tuyền, Phó Chủ tịch UBND huyện Hóc Môn, các dự án mở rộng đường giao thông tuyến Đặng Thúc Vịnh (Tỉnh lộ 9), Tô Ký có quy hoạch từ năm 1995, đã công bố mốc lộ giới nhưng do thời gian thực hiện dự án kéo dài hơn 20 năm, đến khi chi bồi thường thì mức giá bồi thường quá thấp nên người dân không chấp nhận. Đến nay, đường Tô Ký và Đặng Thúc Vịnh chưa bồi thường cho trường hợp nào.

Bà Tuyền kiến nghị TP nên xem xét lại bảng giá đất khi áp giá bồi thường, đặc biệt sắp tới khi Luật Đất đai mới ban hành, cần xem xét, chỉnh sửa áp giá bồi thường sát thực tế.

Tỉnh lộ 8 (đoạn từ ngã tư Tân Quy đến cầu Bà Bếp) dài khoảng 6 km do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình huyện Củ Chi làm chủ đầu tư. Cũng do dự án ngâm quá lâu như trên nên đến nay chưa giải quyết xong khâu giải phóng mặt bằng, chậm triển khai với kế hoạch đề ra. 

Tập trung cho cao tốc TP HCM - Mộc Bài và Vành đai 3

TP HCM vừa đề xuất Bộ GTVT giao TP làm cơ quan chủ quản có thẩm quyền triển khai, kêu gọi đầu tư dự án cao tốc TP HCM - Mộc Bài (Tây Ninh); đồng thời đề xuất phương án đầu tư không sử dụng vốn ODA khoảng 4.854 tỉ đồng, thay bằng nguồn vốn của nhà nước, được bố trí từ ngân sách trung ương và ngân sách của tỉnh Tây Ninh và TP HCM. Tuyến cao tốc này dài 53,5 km, bắt đầu từ đường Vành đai 3 (TP HCM) đi song song với đường sắt Tân Chánh Hiệp - Trảng Bàng, đến khu vực ga đường sắt Gò Dầu rẽ phải, cắt qua Quốc lộ 22B, vượt sông Vàm Cỏ kết nối cửa khẩu Mộc Bài.

Riêng tuyến Vành đai 3, theo kế hoạch mới mà Bộ GTVT đưa ra, dự kiến giai đoạn 2019-2022 thực hiện thiết kế kỹ thuật và giải phóng mặt bằng; năm 2020-2021 tổ chức đấu thầu; từ 2020-2024 triển khai xây dựng.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo