xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Hội ơi là hội...!

PHẠM DƯƠNG

Không khỏi bất ngờ khi thấy cơ quan quản lý nhà nước cấp bộ là Bộ Công Thương lại lên tiếng về vụ "giáo sư âm nhạc" Ngọc Sơn khi yêu cầu Hội Nghệ nhân và Thương hiệu Việt Nam (VATA) báo cáo, giải trình làm rõ việc xét tặng bằng khen trong đó ghi nam ca sĩ này là "giáo sư âm nhạc".

Hóa ra VATA là một hội nghề nghiệp thuộc sự quản lý của Bộ Công Thương. Thế nên, cơ quan quản lý nhà nước này cực chẳng đã phải vào cuộc chấn chỉnh sau khi hội nghề nghiệp vừa có một quyết định gây xôn xao dư luận. Việc quyết định khen thưởng do ông Chủ tịch VATA ký tặng ca sĩ Ngọc Sơn ghi rõ tặng bằng khen cho "giáo sư âm nhạc" đã dấy lên không ít chỉ trích trong dư luận xã hội với không ít ý kiến cho rằng đây là chiêu trò PR thiếu văn hóa, việc làm tùy tiện…

Có thể còn nhiều ý kiến khác nhau nữa trong việc VATA bỗng dưng phong cho nam ca sĩ Ngọc Sơn danh hiệu "giáo sư âm nhạc". Song từ vụ việc gây xôn xao này lại một lần nữa đặt ra vấn đề đối với các hội xã hội nghề nghiệp. Có bao nhiêu tổ chức hội xã hội nghề nghiệp ở nước ta? Không có số liệu thống kê chính thức nhưng chắc chắn là con số rất lớn.

Bên cạnh những tổ chức hội xã hội nghề nghiệp lớn có số hội viên đông đảo và thực sự có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội đất nước cũng như với mỗi hội viên thì cũng có rất nhiều tổ chức hội kiểu như VATA mà nếu không có sự kiện "giáo sư âm nhạc" có lẽ xã hội không biết tới sự hiện diện của nó. Điều đáng tiếc là khi biết tới lại là do liên quan tới vụ việc chẳng hay ho gì.

Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR) vào tháng 6-2016 đã công bố con số ngỡ ngàng là các tổ chức quần chúng công mỗi năm tiêu tốn từ 45.670 tỉ đồng đến 52.700 tỉ đồng, ước bằng 1,7% GDP của cả nước (năm 2014). Trong đó, khoản chi từ ngân sách nhà nước khoảng 14.023 tỉ đồng. Tiêu tốn số tiền lớn nhưng đóng góp của rất nhiều hội xã hội nghề nghiệp lại hoàn toàn không tương xứng, có khi làm những việc được dư luận cho là tào lao như phong tặng "giáo sư âm nhạc".

Thậm chí, có những hội còn gây ra những tác hại nghiêm trọng cho chính giới của mình và xã hội. Điển hình là trường hợp Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam (VINASTAS), cũng thuộc sự quản lý của Bộ Công Thương, công bố kết quả khảo sát sai lệch rằng nước mắm truyền thống có hàm lượng asen (thạch tín) vượt ngưỡng cho phép, làm nghề sản xuất nước mắm truyền thống cả nước lao đao.

Từ vụ VINASTAS đến vụ VATA, thấy rằng các cơ quan quản lý nhà nước nên "buông" hẳn các tổ chức xã hội nghề nghiệp, để các hội thực sự là "sân chơi" của các hội viên, do các hội viên đóng góp kinh phí hoạt động. Làm thế, các hội nghề nghiệp vừa không tiêu tốn ngân sách, vừa bớt đi nhưng việc làm tào lao, hoạt động vì lợi ích và quyền lợi của hội viên và không có gây hại cho hội viên như trường hợp VINASTAS. 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo