xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Lại một kỳ thi thành công tốt đẹp!

Lưu Nhi Dũ

Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT), tỉ lệ tốt nghiệp THPT 2018 trên toàn quốc đạt 97,57%, trong đó giáo dục THPT đạt 98,36 %.

Các tỉnh đạt tỉ lệ đỗ cao ở khối THPT trên 99% là Thái Bình, Nam Định, Hà Nam...; nhiều tỉnh - thành đạt trên dưới 98%. Một kỳ thi được Bộ GD-ĐT đánh giá là thành công tốt đẹp. Thực tế có như vậy?

Nhiều năm qua, tỉ lệ đỗ tốt nghiệp THPT đều đạt đến 99%. Một câu hỏi được đặt ra từ lâu là có nên tổ chức kỳ thi mà chỉ để loại trên dưới 1% thí sinh (TS)? Một cuộc thi như vậy rất tốn kém. Nguyên Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận từng cho biết trong kỳ thi tốt nghiệp "3 trong 1" năm 2014, ngân sách chi bình quân 400.000 đồng mỗi TS, chưa kể kinh phí địa phương. Với khoảng gần 1 triệu TS, kỳ thi này ngốn gần 400 tỉ đồng.

Bắt đầu kỳ thi năm 2015, Bộ GD-ĐT chọn phương án "2 trong 1", theo phương thức cả địa phương cùng các trường ĐH-CĐ cùng tổ chức thi. Chưa có thống kê kinh phí chi cho mỗi TS nhưng có lẽ không thể ít hơn số liệu của năm 2014, ngân sách chi chủ yếu là từ địa phương.

Kỳ thi "2 trong 1", về nguyên tắc được tổ chức rất chặt chẽ, kết hợp tốt giữa địa phương và các trường ĐH-CĐ. Thế nhưng, vẫn có những điểm đáng lo ngại như chất lượng TS tốt nghiệp có đạt yêu cầu?

Về nguyên tắc tính điểm tốt nghiệp, việc cộng thêm điểm trung bình năm học lớp 12 là rất khoa học, công bằng. Tuy nhiên, các chuyên gia vẫn nghi ngờ hệ thống đánh giá chất lượng ở ngay trường THPT. Nghi ngờ này cũng rất có lý, có cơ sở, khi mà bình quân các môn học của TS ở lớp 12 rất cao, nhiều em đạt 8, 9, thậm chí 10 điểm nhưng phổ điểm thi tốt nghiệp THPT 2018 có khá nhiều môn tỉ lệ TS đạt điểm trên trung bình chỉ khoảng 50%.

Một kỳ thi mà chỉ có 50% TS đạt trên trung bình, tức là chỉ có 50% học sinh có thể tốt nghiệp THPT, là bất ổn. Hay nói cách khác, hệ thống thi "2 trong 1" vẫn tiềm ẩn những bất cập cần phải được cải tiến.

Đó là chưa kể việc ra đề thi năm nay ở hầu hết các môn đều thể hiện sự bất hợp lý. Bộ GD-ĐT đã đi từ thái cực này sang thái cực khác, từ quá dễ đến rất khó. Kỳ thi năm 2017 với những cơn mưa điểm 10, còn kỳ thi năm 2018 cả nước chỉ có 477 điểm 10 - bằng 1/9 lần so với kỳ thi năm 2017. Ví dụ môn toán, đề thi rất khó, toàn quốc chỉ có 2 TS đạt điểm 10. Không chỉ môn toán, các môn khác đề thi cũng rất khó. Bộ GD-ĐT lý giải vấn đề này là để phân loại học sinh, phục vụ cho việc tuyển sinh ĐH-CĐ.

Lý giải của Bộ GD-ĐT khó được chấp nhận. Một đề thi tốt là TS đó nắm được giáo khoa là phải làm bài được chứ không phải đầy rẫy những mẹo mực đánh đố. Từ đó cũng dễ nhận thấy điểm yếu trong việc ra đề trắc nghiệm là rất rõ ràng.

Bộ GD-ĐT phải nhìn thẳng vào sự thật để có những cải tiến khoa học. Đặc biệt là cân chỉnh lại hệ thống đánh giá năng lực học sinh ở các trường THPT, nhất là ở lớp 12, cho trung thực, để kỳ thi "2 trong 1" bảo đảm chất lượng. 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo