xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tái diễn cuộc đua lãi suất mới ?

Th.S ĐỖ THIÊN ANH TUẤN (Trường ĐH Ngân hàng TPHCM)

Điều này dự báo sẽ xảy ra sau đợt mua tín phiếu bắt buộc của các ngân hàng thương mại cổ phần vào hôm nay (17-3). Chịu tác động lớn nhất từ cuộc đua này là những người nghèo

Sau khi Công điện số 02/CĐ-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) yêu cầu các ngân hàng thương mại (NHTM) chỉ được huy động vốn với mức lãi suất không vượt quá 12%/năm có hiệu lực, nhiều ngân hàng đã kịp điều chỉnh biểu lãi suất xuống dưới mức quy định.

Gửi tiết kiệm: Cách nào lợi nhất?

Tuy nhiên, nhìn vào biểu lãi suất huy động của các ngân hàng hiện nay dễ nhận ra ngay sự chông chênh thể hiện ở các cấu trúc kỳ hạn lãi suất.

Theo biểu lãi suất công bố trên website của một số ngân hàng như ACB, EAB, Eximbank..., lãi suất kỳ hạn 1 tháng bằng với lãi suất kỳ hạn 12 tháng và bằng 1%/tháng (lĩnh lãi cuối kỳ), theo lý thuyết, nếu gửi 100 đồng kỳ hạn 12 tháng thì sau một năm sẽ nhận được số lãi là 12 đồng, còn nếu gửi hai lần kỳ hạn 6 tháng thì tiền lãi nhận được là (1+6x1%)2 – 1 = 12,36 đồng. Mức lời lớn nhất nếu ta gửi 12 lần kỳ hạn 1 tháng là (1+1%)12 – 1 = 12,68 đồng, hay mức lãi suất thực cho loại kỳ hạn này là 12,68%/năm, vượt quá quy định của NHNN.

Song điều cần lưu ý là khách hàng chỉ có thể lãi 12,68 đồng như trên trong điều kiện họ luôn gửi kỳ hạn 1 tháng rồi sau đó tái gửi cả gốc lẫn lãi nhận được kỳ hạn 1 tháng tương ứng trong suốt 12 tháng và biểu lãi suất này sẽ không đổi trong ít nhất 12 tháng tới. Thế nhưng giả định này quả khó xảy ra trong điều kiện mức lãi suất được các ngân hàng liên tục điều chỉnh từng ngày.

Khuyến khích gửi ngắn hạn: Nghịch lý

Trong khi đó, mức lãi suất huy động có kỳ hạn dài - chẳng hạn 16, 18, 24, 36 tháng - lại còn thấp hơn các kỳ hạn ngắn. Chẳng hạn, tại ACB và Eximbank, lãi suất kỳ hạn 24 tháng lĩnh lãi cuối kỳ là 0,89%/tháng (hay 10,68%/năm), kỳ hạn 36 tháng là 0,9%/tháng (hay 10,8%/năm). Hầu hết các NHTM cổ phần khác cũng có mặt bằng lãi suất tương đương. Điều này có nghĩa là hiện tại các ngân hàng chỉ chú trọng vào vốn ngắn hạn để đối phó với tình thế nóng trước mắt.

Đối với các ngân hàng, điều dễ nhận thấy là cấu trúc tài sản nợ sẽ rủi ro hơn do qua biểu lãi suất trên sẽ chỉ khuyến khích người dân gửi tiết kiệm ngắn hạn vì vừa được lời hơn lại vừa thanh khoản hơn. Đây là một nghịch lý bởi do đặc tính rủi ro của dòng vốn ngắn hạn rất lớn, nên trong điều kiện bình thường các ngân hàng thường khuyến khích người dân gửi càng dài càng hay bằng mức lãi suất hấp dẫn hơn.

Nếu các ngân hàng bất chấp chi phí để quyết huy động được số vốn cần thiết nhằm mua đủ lượng tín phiếu bắt buộc của NHNN khi thời hạn hiệu lực ngày 17-3 đã đến thì rủi ro đối với hệ thống ngân hàng chưa phải đến lúc này mà sau một tháng hay một vài tháng, khi các khoản tiền huy động có kỳ hạn ngắn trên đến hạn, ngân hàng lấy tiền đâu để hoàn trả cho khách hàng?

Liệu có khả năng một cuộc chạy đua lãi suất lại tái diễn nhằm níu kéo khách hàng tiếp tục duy trì tiền gửi? Đây là một cảnh báo đáng lưu ý không chỉ đối với các NHTM mà cả NHNN trong việc bảo đảm sự an toàn trong hoạt động ngân hàng.

Ngân hàng sẽ đẩy mặt bằng lãi suất lên cao

Việc NHNN ban hành Quyết định số 346/QĐ-NHNN ngày 13-2-2008 về việc phát hành tín phiếu dưới hình thức bắt buộc với lãi suất ấn định 7,8%/năm cho NHTM thì khác. Với công cụ hành chính này, các NHTM phải “cực chẳng đã” mới chịu lỗ 4,2 đồng trên 100 đồng vốn huy động từ nền kinh tế dùng để mua tín phiếu. Hãy xét một ngân hàng “bị” bắt mua chỉ 500 tỉ đồng, với lãi suất huy động 12%/năm thì phải chịu chi phí 60 tỉ đồng/năm, còn các ngân hàng lớn phải mua với số lượng nhiều hơn như ACB (1.500 tỉ đồng) thì phải chịu mức chi phí 180 tỉ đồng.

Trong khi đó, với mức lãi suất tín phiếu 7,8%/năm, một ngân hàng nhỏ chỉ lời 39 tỉ đồng, còn ngân hàng lớn như ACB lời 117 tỉ đồng/năm. Như vậy, tính ra một ngân hàng nhỏ phải chịu lỗ 21 tỉ đồng/năm, còn ACB thì cũng chịu lỗ 63 tỉ đồng/năm, tức gấp 3 lần ngân hàng nhỏ. Đó là chưa kể các khoản chi phí quản lý, chi phí huy động vốn như quảng cáo, khuyến mãi... mà các ngân hàng phải bỏ ra để lôi kéo khách hàng gửi tiền.

Tuy nhiên, ngân hàng có thể bù đắp khoản lỗ này từ phần vốn huy động dôi ra dùng để cấp tín dụng ra nền kinh tế với lãi suất cao. Khả năng bù đắp còn tùy thuộc vào cấu trúc tài sản có của từng ngân hàng và mức lãi suất cho vay. Rõ ràng ngân hàng sẽ đẩy mặt bằng lãi suất cho vay lên rất cao bởi tác động kép từ chi phí vốn huy động và chi phí cơ hội của việc sử dụng vốn.

Thực tế đang có nhiều doanh nghiệp xếp hàng để được vay với lãi suất “cắt cổ” 18% - 20%/năm, thậm chí còn hơn, vậy nhưng còn nhiều doanh nghiệp nhỏ, khách hàng mới, khách hàng không có nhiều tiềm năng dẫu có chấp nhận lãi suất đến 22% - 25%/năm cũng chưa chắc vay được. Không thể phủ nhận mặt tích cực của vấn đề này bởi một mặt nó tạo cơ chế sàng lọc những dự án, doanh nghiệp hoạt động tốt; mặt khác góp phần loại bỏ những dự án, doanh nghiệp xấu.

Xét cho cùng, khi lãi suất huy động cao, trước mắt những người có tiền gửi tiết kiệm sẽ được lợi nhưng khi lãi suất cho vay cũng từ đó mà tăng cao thì sẽ làm gia tăng chi phí sản xuất, đẩy giá thành sản xuất cũng như giá hàng lên cao. Vậy liệu phần thu nhập tăng thêm do lợi tức từ tiền gửi tiết kiệm có bù được cho phần tăng của giá hàng hóa không?! Tác động lớn nhất, suy cho cùng là những người nghèo, bởi một mặt họ đã không có tiền để gửi tiết kiệm, mặt khác lại gánh chịu chi phí cuộc sống do giá cả ngày một leo thang.

Các doanh nghiệp khát vốn phải chịu lãi cao

Ngân hàng sẽ sử dụng vốn huy động có kỳ hạn ngắn như thế nào? Chắc chắn, một phần lớn trong số vốn huy động được sẽ dùng để mua tín phiếu bắt buộc của NHNN, phần còn lại sẽ tiếp tục cấp tín dụng ra nền kinh tế. Theo quy định hiện hành, các ngân hàng chỉ được sử dụng tối đa 40% vốn huy động ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn.

Tuy nhiên, không phải vốn ngắn hạn nào cũng như nhau, đặc biệt trong điều kiện “dị thường” hiện nay, khi đa số khách hàng chỉ gửi với kỳ hạn từ 1 đến 3 tháng mà vẫn đồng nhất với kỳ hạn 12 tháng thì khó chấp nhận. Trong điều kiện hiện tại, thật khó tin các ngân hàng sẽ mạnh dạn cho vay dài hạn với loại vốn này, thậm chí cho vay ngắn hạn với các kỳ hạn từ 9 đến 12 tháng cũng được xem là có rủi ro thanh khoản cao, chưa đề cập đến rủi ro lãi suất.

Ngân hàng với tư cách là một định chế tài chính trung gian nên chi phí lãi huy động cao chưa phải là vấn đề lớn đối với họ, mà chính các doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn sẽ gánh khoản lãi cao này.

Khách hàng chịu rủi ro nhiều hơn

Các ngân hàng đang đặt khách hàng trước hai sự lựa chọn. Một là, gửi kỳ hạn ngắn để có lãi suất thực cao nhưng lúc đáo hạn sẽ chịu rủi ro tái đầu tư khi biểu lãi suất được điều chỉnh giảm. Hai là, chấp nhận gửi kỳ hạn dài với lãi suất thấp hơn nhưng bảo đảm mức lãi suất bình quân cho toàn kỳ hạn cao hơn. Trong điều kiện mặt bằng lãi suất huy động đang đạt trần quy định và không có dấu hiệu NHNN sẽ “nới” Công điện 02, việc khách hàng kỳ vọng gửi kỳ hạn ngắn để hy vọng tái đầu tư với lãi suất cao hơn là khó có cơ sở.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo