xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Xuất khẩu gạo bị sức ép lớn từ Thái Lan

BÌNH MINH

Xuất khẩu gạo của Việt Nam hiện không chỉ cạnh tranh với Ấn Độ, Myanmar mà còn phải lo đối phó với Thái Lan

Giá lúa tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đang giảm gây khó khăn cho nông dân. Tại Đồng Tháp, lúa IR 50404 nông dân đang bán với giá 4.200-4.300 đồng/kg, lúa OM 6976 từ 4.500-4.600 đồng/kg, giảm khoảng 400-500 đồng/kg so với cách đây 10 ngày. Cho dù đã dự báo trước Thái Lan sẽ tung gạo ra bán với số lượng lớn do nước này đang tồn kho 17-18 triệu tấn gạo nhưng các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam vẫn bất ngờ khi giá xuất khẩu gạo của Thái giảm liên tục và hiện đang bằng giá với Việt Nam.

Mới đây, Thái Lan xả hàng tồn kho gạo loại 100B bán ra với giá rẻ 420 USD/tấn gây chấn động thị trường gạo thế giới. Ngay lập tức, thị trường gạo gần như ngưng giao dịch để chờ tiếp động thái của Thái Lan. Khi Thái Lan bán ra gạo tồn kho với giá thấp kỷ lục, chỉ còn 380 USD/tấn, thị trường trầm lắng thêm. Việc Thái Lan xả hàng gạo với giá xuất khẩu thấp đã ảnh hưởng lớn đến xuất khẩu gạo của Việt Nam, khiến giá lúa gạo trong nước  giảm đáng kể.

Giải quyết những khó khăn trước mắt nhằm ổn định thị trường lúa gạo nội địa, Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) đã có tờ trình lên Thủ tướng Chính phủ, trong đó VFA nêu 2 nội dung quan trọng. Một là, thay vì các doanh nghiệp tham gia mua tạm trữ 1 triệu tấn gạo hè thu phải trả nợ vào ngày 15-9, nay đề nghị cho kéo dài thêm 1 tháng lãi suất đến ngày 15-10 nhằm tránh cho doanh nghiệp thoát khỏi tình trạng bán tháo gạo khi đến hạn. VFA cũng đề nghị Chính phủ cho mua triển khai tạm trữ thêm 300.000 tấn gạo vụ hè thu và thu đông để giữ giá lúa ở thị trường nội địa. Thời gian thực hiện từ ngày 15-9 đến 15-10. VFA cũng đề nghị Chính phủ hỗ trợ lãi suất mua tạm trữ 300.000 tấn gạo này với thời gian 2 tháng (từ ngày 15-9 đến 15-11). 

Theo tính toán sơ bộ,  các doanh nghiệp tạm trữ đang chịu lỗ khoảng 30 USD/tấn. Hiện  lượng gạo tạm trữ đang tồn trong kho các doanh nghiệp khoảng 700.000-800.000 tấn (tương đương 24 triệu USD).

Về lâu dài, VFA đề nghị các doanh nghiệp cần tích cực khai thác các thị trường nhiều hơn. Hiện nay, Chính phủ đang tập trung khai thác các thị trường có tiềm năng nhập khẩu gạo lớn, đặc biệt là thị trường châu Phi. Chính phủ cần nhanh chóng đàm phán với Angola, Kenya về các thỏa thuận giữa hai chính phủ để xúc tiến giao hàng vì các nước này đang có số lượng nhập khẩu gạo rất lớn. Bên cạnh đó, ngành xuất khẩu Việt Nam vẫn bám sát các thị trường truyền thống để vận động họ ký kết hợp đồng.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo