xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Càng cam chịu, càng bị bạo hành

Bích Hà

Theo kết quả khảo sát tại 8 tỉnh, 60%-75% phụ nữ từng bị các dạng bạo lực gia đình về thể chất, tinh thần, tình dục và kinh tế Tình trạng bạo lực với phụ nữ xảy ra cả ở nông thôn và thành thị, trong mọi thành phần lao động. Trong số đó, 23% gia đình có hành vi bạo lực thể chất, 25% có bạo lực về tinh thần, 30% phụ nữ bị ép buộc quan hệ tình dục.

Nhức nhối phía sau cánh cửa

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng phụ nữ là đối tượng chủ yếu của bạo lực gia đình. Nguyên nhân căn bản nhất, sâu xa nhất của vấn nạn nhức nhối này là tư tưởng trọng nam khinh nữ được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Cùng với tâm lý “xấu chàng hổ ai” và sự cam chịu của nạn nhân đã khiến cho bạo lực có đất sống. Không ít vụ trọng án liên quan đến bạo lực gia đình đã xảy ra và tăng lên từng ngày.

Điển hình như vụ bạo lực kéo dài 32 năm xảy ra ở Quảng Bình. Bà Xuê, nạn nhân của vụ án, đã không biết bao lần chết đi sống lại với những trận đòn tàn bạo của chồng. Mới đây, chỉ vì không đào đâu ra tiền cho chồng uống rượu, bà đã bị chính người chồng trói lại, đánh đập tàn nhẫn, gây thương tích nghiêm trọng. Hay vụ án vừa mới xảy ra hôm 27-10, nạn nhân là chị Chu Thị Trà, ở huyện Ân Thi, Hưng Yên. Suốt 23 năm từ khi về làm vợ, chị đã phải chịu những trận đánh đập dã man của người chồng vũ phu. Chỉ khi bị chồng giội cả nồi nước rau vừa bắc khỏi bếp vào người, khiến toàn thân bị phỏng nặng thì bộ mặt của người chồng vũ phu mới lộ ra.

Thậm chí đối với dân trí thức, bạo hành vẫn có đất sống. Như chị Ng.L từng bị chồng là kỹ sư xây dựng cấm bước chân ra khỏi nhà từ sau ngày cưới. Có những lần chị ra ngoài xin việc, khi về nhà hàng tháng trời chồng chị không thèm nhìn mặt, không ăn, không ngủ cùng, cũng không đưa tiền cho vợ. Việc hành hạ tinh thần khiến chị không thể chịu nổi, một lần chị đánh liều về nhà mẹ đẻ, ngờ đâu bị chồng lấy giá giày đánh vào đầu, rách đuôi mắt, gãy một đốt sống, mất hoàn toàn sức lao động, có nguy cơ bị liệt sau phẫu thuật.

Nói không bạo lực với phụ nữ

Kết quả nghiên cứu cho thấy nguyên nhân trực tiếp gây ra bạo lực gia đình rất phức tạp, có thể từ rượu và mượn rượu: 60%, kinh tế: 60%, cờ bạc: 20%, ngoại tình-ghen tuông: 16%, học vấn thấp: 13%, ma túy: 10%, thiếu hiểu biết pháp luật: 5%, nguyên nhân khác: 17%.

Bạo lực đối với phụ nữ đang trở thành vấn đề nhức nhối toàn cầu. Thực tế khảo sát, cứ 3 phụ nữ thì có 1 người bị hành hạ trong suốt cuộc đời của mình. Việt Nam mặc dù là một trong những quốc gia phê chuẩn Công ước Liên Hiệp Quốc (LHQ) về xóa bỏ mọi hình thức bạo lực đối với phụ nữ sớm nhất (năm 1981) và gần đây Luật Bình đẳng giới và Luật Phòng, chống bạo lực gia đình đã được Quốc hội thông qua và có hiệu lực, nhưng trên thực tế, tình trạng bạo lực vẫn ở mức cao.

Hội LHPN Việt Nam phối hợp với Quỹ Phát triển dành cho phụ nữ của LHQ (UNIFEM) vừa tổ chức ở Hà Nội lễ phát động lấy chữ ký “Nói không bạo lực với phụ nữ”. Từ khi bắt đầu, chiến dịch đã thu hút được hơn 2.000 người tham gia ký tên. Tất cả danh sách chữ ký này sẽ được gửi lên Tổng Thư ký LHQ Ban Ki Moon nhân ngày “Xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ” của LHQ (ngày 25-11). Cũng trong buổi lễ phát động, Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam, bà Nguyễn Thị Thanh Hòa, nhấn mạnh: “Hội sẽ đẩy mạnh công tác tuyên truyền tới mọi người trong cộng đồng và kiên quyết lên án các hành vi bạo lực; phối hợp với các ban, ngành tổ chức các hoạt động can thiệp, hỗ trợ, bảo vệ nạn nhân...”.

Tiến sĩ Suzette Mitchell, điều phối viên thường trú của LHQ tại Việt Nam, Giám đốc chương trình UNIFEM Việt Nam, cũng khẳng định: “Việc lên án bạo lực đối với phụ nữ là rất quan trọng ở cấp cao nhất, đặc biệt đối với nam giới. Trách nhiệm của chúng ta không chỉ là cam kết mà còn không được dung túng cho bất kỳ hành động bạo lực nào”. 

Bạo hành vợ dễ dẫn tới bạo hành con

Phần lớn các vụ bạo hành trẻ em từ trước tới nay, cả ở nước ta lẫn trên thế giới đều cho thấy những kẻ "thủ ác" luôn là những người rất gần gũi với trẻ em. Gần gũi về không gian lẫn quan hệ dòng họ. Thực tế cho thấy gia đình vừa là "pháo đài" bảo vệ nhưng cũng vừa là nơi trẻ dễ dàng bị xâm phạm nhất. Để chống bạo hành, việc đầu tiên phải tiếp cận từ gia đình trẻ mới có hiệu quả, bởi những nguy cơ bạo hành đối với trẻ đều xuất phát từ bối cảnh gia đình chứ không phải bên ngoài.

Một cuộc khảo sát quốc gia đối với 6.000 gia đình người Mỹ cho thấy có hơn 50% số ông chồng thường xuyên có hành vi bạo hành với vợ thì cũng thường xuyên có hành vi bạo hành đối với con cái của mình. Như vậy, khi nói đến bạo hành gia đình mà chỉ quan tâm đến bạo hành giữa chồng đối với vợ không thì sẽ không đủ. Bạo hành với vợ chính là một tiêu chí để phán đoán về việc bạo hành đối với con cái.

Đến nay, các nghiên cứu về trẻ bị bạo hành đều cho thấy những hậu quả sau bạo hành đối với trẻ là rất đáng quan ngại: trẻ sẽ nhập tâm các khuôn mẫu bạo hành và khi lớn lên trẻ sẽ "diễn lại" những khuôn mẫu đó đối với người khác; trẻ thường xuyên bị ám ảnh, rơi vào cảm giác cô độc, mất phương hướng, luôn luôn lo lắng, hốt hoảng và cảm thấy bất an; trẻ bị bạo hành sẽ trở nên dễ cáu gắt hay thể hiện sự tức giận; sau này khi lớn lên trẻ cũng sẽ thường xuyên sử dụng bạo lực trong việc giải quyết vấn đề hay có hành vi gây hấn, chống đối và đặc biệt thường tự đánh giá thấp về bản thân mình. Tất cả những điều này sẽ là nguy cơ dẫn đến những hành vi lệch lạc và tội phạm trong tương lai khi trẻ đến tuổi trưởng thành.

Th.S Lê Minh Tiến

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo