xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Chạy trốn bạo hành!

Bài và ảnh: NGÂN HÀ

Các chị thường có xu hướng cam chịu, than thân trách phận và càng không muốn tố giác chồng nên bạo lực ngày càng tăng

22 giờ, nhà bà Chuyên Thị Duyên, Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ xã Hòa Phú, huyện Củ Chi - TPHCM, náo loạn bởi tiếng khóc la, tiếng chó sủa ầm ĩ. Chị T., một người dân của xã, mặt mày bê bết máu, đập cửa gào lên: “Cô Duyên ơi, cứu con!”. Bà Duyên vội vàng mở cửa, dìu người phụ nữ vào nhà.
 
img
Một tiểu phẩm tuyên truyền về Luật Phòng chống bạo lực gia đình của Hội LHPN huyện Củ Chi

Bị đánh… như cơm bữa!

Sau khi được băng bó vết thương, T. vừa khóc vừa kể: “Chiều nay con qua nhà má ruột con chơi. Vì có mấy đứa em đi làm ăn xa về chơi nên con ở lại trễ một chút. Vậy mà, mới về tới cổng đã bị ảnh đánh tới tấp, còn ném cục đá vào đầu con”. “Thế nó có rượu không?” - bà Duyên hỏi. Chị T. thành thật: “Ảnh xỉn rồi”.

Trường hợp như L. không hiếm ở Củ Chi. Chị làm công nhân may, chồng ở nhà nuôi bò, họ có với nhau một đứa con 5 tuổi. Mọi việc yên ổn cho đến khi đàn bò bệnh dịch, nợ nần chồng chất, chồng chị T. bắt đầu chìm trong rượu chè. Mỗi lần đi nhậu về, anh tìm cớ đánh đập, đuổi vợ ra khỏi nhà.

Bà Nguyễn Thị Nhiện, Chủ tịch Hội LHPN huyện Củ Chi, cho biết là một huyện ngoại thành nên nạn bạo hành gia đình ở Củ Chi còn phổ biến. Hội LHPN huyện đã tiến hành khảo sát 100 phụ nữ là những người đã từng hoặc đang bị bạo hành gia đình. Kết quả, 68 trường hợp bị bạo hành từ 1 đến 5 lần (chiếm tỉ lệ 68%), 6 trường hợp bị bạo hành 6 đến 10 lần (chiếm tỉ lệ 6%) và 26 trường hợp bị bạo hành trên 10 lần (chiếm tỉ lệ 26%). Nguyên nhân bạo hành chủ yếu do chồng nghiện rượu, việc làm không ổn định, cuộc sống gia đình khó khăn... dẫn đến mâu thuẫn, bất hòa với nhau.

Những ngôi nhà tạm lánh

Trước tình hình này, Công ty TNHH Nike Việt Nam phối hợp cùng Hội LHPN huyện Củ Chi thực hiện chiến dịch “Chung tay nâng cao vai trò người phụ nữ trong xã hội”. Dự án đã xây dựng 21 nhà tạm lánh để có chỗ cho chị em trú ẩn khi bị chồng bạo hành. Ở mỗi nhà tạm lánh đều có tủ thuốc để băng bó vết thương cho chị em.
 
Ngoài ra, Nike Việt Nam đã cùng Hội LHPN huyện Củ Chi phát triển dự án “Hỗ trợ vốn vay làm kinh tế hộ gia đình” cho các chị em có hoàn cảnh khó khăn vay vốn làm bánh tráng, làm nhang, chăn nuôi... Đến nay, nguồn vốn vay ưu đãi này đã được phát triển và quay vòng cho hơn 17.000 chị.

“Bị bạo hành như thế nhưng mỗi khi chính quyền địa phương đến can thiệp, nhiều chị em giấu giếm cho là mình bị “vấp té, trượt chân” chứ chẳng ai bảo bị chồng đánh vì tâm lý “xấu chàng hổ ai”. Hơn nữa, nhiều chị em cho rằng đó là chuyện gia đình để gia đình giải quyết.
 
Các chị thường có xu hướng cam chịu, than thân trách phận và càng không muốn tố giác chồng” -  bà Đoàn Thị Ngọc Bích, Phó Chủ tịch Hội LHPN xã Phước Vĩnh An, kể. Như trường hợp chị P. trong xã thường xuyên bị chồng đánh mắng vì cho rằng chị có tính “lăng loàn” lại chỉ sinh toàn “vịt trời”.
 
Không chỉ đánh vợ, chồng chị P. còn đánh cả 2 đứa con. Ngày 30 Tết đi nhậu về, anh hất đổ cả nồi thịt kho để mẹ con chị khỏi ăn Tết. Vậy mà khi các đoàn thể đến nhà làm việc chị lại bênh chồng: “Khi nhậu lên ảnh mới vậy chứ không nhậu ảnh cũng lo làm ăn, thương vợ, thương con lắm”.
 
Từ khi tham gia vào nhà tạm lánh, chị P. nhận ra bản thân mình phải kiên quyết. Chị đã đến trình bày với chính quyền địa phương để khuyên răn giáo dục chồng. Chị còn được hội LHPN xã cho vay vốn nuôi heo, làm bánh tráng. Mỗi lần nói đến chuyện bạo hành, chị cười: “Giờ ảnh lo chí thú làm ăn và rất cưng hai cô con gái”.
 
BÀ NGUYỄN THỊ NHIỆN, CHỦ TỊCH HỘI LHPN HUYỆN CỦ CHI:

Kiên quyết với bạo lực gia đình

Nhiều chị tâm sự khi chồng đi nhậu về không biết làm sao: Nói thì chồng bảo trả treo, im lặng thì chồng bảo khinh thường. Làm sao cũng bị đánh. Bạo lực gia đình không chỉ ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình mà còn tác động đến tương lai con cái. Những đứa trẻ trong một gia đình có bạo lực không thể phát triển nhân cách một cách lành mạnh. Vì thế, các chị phải kiên quyết, không đồng tình với hành vi bạo lực. Khi bị bạo hành, các chị nên nhờ người thân khuyên bảo, nếu không hiệu quả thì nhờ chính quyền địa phương can thiệp.


 
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo