xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Níu lại thời gian

Quốc Hải

Khi “mang quá khứ vào tương lai”, cư dân phố cổ Hội An vẫn giữ gìn không gian bếp xưa như giữ gìn hơi ấm và rường cột trong mỗi gia đình

Cụ bà Thái Thị Sâm khom mình thổi hơi qua cái ống tre cho bếp củi bén lửa để nấu nước chè. Dễ đã cả tuần rồi, cụ lui cui hồi lâu củi mới cháy hể hả, như người thân lâu ngày mới gặp!
 
Cụ kể: "Bếp ni từ hồi ông cố tôi tới chừ, tôi giữ để còn thấy ông bà, cha mẹ mỗi bữa cơm. Hồi trước đông vui lắm, mỗi lần nấu cả 3 nồi. Sáng, trưa, chiều còn có dân buôn ăn cùng bên bếp".
 
Tuổi đã ngoài 90 nhưng phong thái vẫn thanh nhàn, chủ nhân của ngôi nhà cổ Quân Thắng (số 77 đường Trần Phú) - một trong những nhà cổ đẹp nhất Hội An với phong cách kiến trúc Hoa Ðông, niên đại trên 300 năm - lâu lâu vẫn mua vài bó củi dương liễu dưới chợ phố để dành nấu nước. "Nhiều nhà trên phố cũng còn giữ bếp ni đó, nấu bằng bếp gas nhanh hơn cũng kệ!" - cụ Sâm nói.
 
img
Ảnh: Cát Lê   

Nhà số 49 nằm trên đường Trần Phú cũng có một cái bếp ba ngăn khá giống với bếp cũ trong nhà cổ Quân Thắng. Chủ nhân bảo: "Bây giờ hiện đại, lâu lâu mới nấu bếp củi nhưng vẫn cứ giữ không gian ấy vì điều chi đó khó nói. Mà giữ bếp là giữ lửa, giữ cái nguồn sống trong mỗi nhà".

Trong hơn 100 ngôi nhà cổ trên hai tuyến đường Trần Phú và Nguyễn Thái Học ở Hội An, nay chỉ còn chín cái bếp xưa, trong đó có bảy bếp đã được làm "từ hồi ông bà ở tới chừ". Trong số đó, hiện chỉ còn bốn bếp sử dụng trong sinh hoạt gia đình và mức độ sử dụng cũng không thường xuyên.

Theo chủ nhân các di tích tại Hội An, thời gian xây dựng những kiểu bếp xưa vào khoảng cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX và đã qua một số lần tu sửa. Bếp hầu hết được xây bằng gạch, vữa vôi; tùy theo không gian, diện tích của từng nhà mà kích thước của gian bếp cũng khác nhau.

Chị Trần Thị Lệ Xuân, cán bộ thuộc Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An, cho biết: "Theo dân gian, bếp thường đặt ở bên trái, phía Ðông ngôi nhà, nhìn về hướng Tây và tín ngưỡng thờ Thần Bếp - ông Táo rất được người Hội An chú trọng".

Vị thần này được đặt phía trên bếp, nếu bếp không đủ chỗ thì đặt ở góc phía Nam bởi vì Táo Quân thuộc hỏa (hỏa - vượng). Tùy từng nhà, việc thờ Táo Quân cũng khác nhau, có gia đình chỉ đặt một chiếc hương án kê sát tường, có gia đình xây thành một khám thờ. Tại bàn thờ Thổ Công, người ta hay để bài vị, ghi "Ðông trù tư mệnh Táo phủ thần quân", có nghĩa là phủ của ông vua Bếp nằm ở phía Ðông, coi sóc bản mệnh gia chủ.

"Trong quá trình tu bổ các di tích, chúng tôi đã thuyết phục chủ nhân bảo tồn nguyên trạng những bếp xưa hiện còn và khuyến khích tiếp tục sử dụng. Chúng tôi cũng quy định việc sửa chữa bếp xưa và xây dựng bếp mới đối với các di tích có bếp xưa gắn với quy chế quản lý, tu bổ và sử dụng di tích trong khu phố cổ Hội An" - ông Trần Văn An, Phó Giám đốc Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An, cho biết.

Giữ lại không gian bếp xưa quả rất khó trong sự phát triển của đời sống hiện nay. Thế nhưng, một số chủ nhân ở Hội An vẫn còn gìn giữ và việc đó đã góp phần bảo tồn những yếu tố nguyên gốc của di tích, một cách hạn chế sự thay đổi không gian, đồng nghĩa với việc giữ gìn phần hồn trong mỗi di tích "sống".

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo