xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Chúng tôi không làm phim bằng mọi giá

Theo Thu Hà (Tuổi Trẻ)

Thông tin về việc dự toán kinh phí cho bộ phim Thái Tổ Lý Công Uẩn lên tới 200 tỉ đồng đang gây sốc cho cả giới chuyên môn cũng như công chúng. Nhiều người đã phản đối gay gắt về số tiền làm phim, thậm chí cả chủ trương làm phim này.

Để có cái nhìn từ nhiều chiều, chúng tôi đã gặp ông Lê ĐỨc Tiến - đạo diễn, NSƯT, giám đốc Hãng Phim truyện VN, đơn vị trình dự án. Ông Tiến cho biết:

- Tôi không hiểu vì sao báo chí lại thông tin như vậy! Theo kế hoạch, đến ngày 31-3-2008, Hãng Phim truyện VN mới lập xong phương án đầu tiên về dự toán bộ phim trình lãnh đạo TP Hà Nội, Bộ VH-TT&DL.

* Vậy con số 200 tỉ ở đâu ra, thưa ông?

- Ngày 22-2, chúng tôi có văn bản báo cáo tiến độ triển khai phim với UBND TP Hà Nội và Bộ VH-TT&DL, trong đó có mục xin ý kiến về chủ trương đầu tư kinh phí cho bộ phim và đề nghị khẩn trương tạm ứng kinh phí để tiến hành xây dựng các bối cảnh phim gồm: cung Trường Xuân, điện Bách Bảo Thiên Tuế, cố đô Hoa Lư, điện Càn Nguyên, sân Long Trì, cung Long Thụy, cung Thúy Hoa, thành Đại La, bến sông Cái nơi thuyền rồng cập bến. Dự kiến xây dựng bối cảnh tại Cổ Loa hoặc làng văn hóa các dân tộc VN.

Chúng tôi cũng nêu ý kiến về qui mô để lãnh đạo UBND TP Hà Nội và Bộ VH-TT&DL xem xét. Trong các phương án kinh tế có phương án qui mô lớn, hoành tráng, kỹ xảo và âm thanh chất lượng cao, nhiều chuyên gia nước ngoài tham gia nên dự toán có thể lên tới 190 tỉ đồng. Và nhấn mạnh phương án qui mô vừa phải, với tổng dự toán dưới 100 tỉ đồng. Trong khi xây dựng dự án, chúng tôi đã được UBND TP Hà Nội, cụ thể là Phó chủ tịch Ngô Thị Thanh Hằng cho ý kiến là nên tập trung vào qui mô vừa phải, gọn, tiết kiệm, dưới 100 tỉ nên chúng tôi càng chú trọng phương án này. Phương án qui mô 190 tỉ chỉ là tham khảo, đối chiếu.

Các thành viên trong dự án phim Thái Tổ Lý Công Uẩn đều đã đến Trung Quốc tham khảo phim trường làm phim lịch sử nơi đây - Ảnh tư liệu
Các thành viên trong dự án phim Thái Tổ Lý Công Uẩn đều đã đến Trung Quốc tham khảo phim trường làm phim lịch sử nơi đây - Ảnh tư liệu

* Một câu hỏi dành riêng cho ông, với tư cách một đạo diễn từng có một số thành công trong nghề: ông có chọn nhận lời làm đạo diễn một bộ phim "hội đồng" như thế này, hay là một phim thuần túy nghệ thuật mang dấu ấn cá nhân mình từ kịch bản, đạo diễn đến đề tài, thời gian...?

- Vào thời điểm lịch sử đặc biệt như thế này rất khó từ chối một bộ phim hoành tráng đến thế. Tôi thích làm một phim mang dấu ấn cá nhân hơn, nhưng không thể có một phim chỉ nói về cái tôi bé nhỏ, đầy bi lụy trong một không khí thế này được. Bắt buộc phải là một phim sử thi. Vấn đề là mình làm nó như thế nào.

Tôi hiểu là chúng tôi đang đứng trước một thách thức lớn. Chúng tôi sắp được giao một khoản kinh phí - dù theo phương án nào thì cũng là không nhỏ - và chúng tôi phải có nghĩa vụ với số tiền đó. Chúng tôi sẽ không làm phim bằng mọi giá. Nếu Hà Nội không quyết tâm làm nữa hoặc chúng tôi thấy mình không đủ khả năng, hoặc không được tin tưởng, chúng tôi sẽ chủ động dừng lại ngay.

* Dù 190 tỉ hay 90 tỉ thì cũng là lớn so với mặt bằng phim ảnh VN hiện nay, so với điều kiện kinh tế VN và nhất là đó lại là tiền đóng thuế của người dân. Ông có thể nói rõ hơn kinh phí đó nếu được duyệt sẽ được sử dụng vào những hạng mục gì?

- Như tôi đã trình bày, vì chúng tôi còn đang lập dự toán nên chưa thể nói con số chính xác là bao nhiêu. Con số trên dưới 10 triệu USD (tôi nói gọn cho cả hai phương án) là quá lớn so với VN, nhưng trong công nghệ điện ảnh khu vực - chưa nói gì đến thế giới, đó là con số trung bình, phim lịch sử thì bao giờ cũng tốn kém hơn.

Tôi cũng xin nhấn mạnh ở đây là riêng khâu xây dựng trường quay đã khoảng 30 tỉ, phục trang 10 tỉ, đạo cụ 12 tỉ và thiết kế chiến thuyền, thuyền rồng 8 tỉ. Tất cả những phần này - khoảng 60 tỉ - không sử dụng một lần, hoàn toàn có thể và bắt buộc sử dụng lại trong các phim lịch sử khác, cũng như để khai thác làm du lịch.

Do vậy không nên nghĩ là xa xỉ, lãng phí, hoàn toàn có thể coi nó như kinh phí xây dựng cơ bản. Phần còn lại, chi phí cao là do phải quay gần một nửa ở Đại Lý (Côn Minh, Trung Quốc) và Hoành Đán (Thượng Hải) vì ở VN không còn những thành quách xưa cũ.

* Ông có nghĩ dư luận phản ứng với việc làm phim này là do e ngại đã có tiền lệ về những phim "đặt hàng" - những người làm phim sẽ coi bộ phim này chỉ như một dự án để "xà xẻo"?

- Tôi hiểu và tôi thấy dư luận cũng có lý để nghi ngờ. Chúng tôi cũng đã đề nghị có một cơ chế kiểm soát tài chính độc lập, thậm chí nếu cần có thể thuê công ty kiểm toán nước ngoài. Theo tôi, nếu được trả thù lao xứng đáng, người nghệ sĩ hoàn toàn có thể giữ lòng tự trọng, kiêu hãnh nghề nghiệp để làm phim cho tử tế.

* Một lo ngại nữa là VN chưa có tiền lệ thành công khi làm phim về đề tài lịch sử. Thậm chí cả những cây đa cây đề khi làm phim lịch sử thì đó cũng là phim kém nhất trong sự nghiệp của họ. Vậy có nhất thiết phải làm phim lịch sử ngay giai đoạn này? Nhất là lại làm phim cho kịp ngày kỷ niệm?

- Nếu không bắt đầu thì mãi mãi không tạo được tiền lệ tốt. Theo tôi, đây là cơ hội tốt nhất để làm phim lịch sử: chúng ta có mốc kỷ niệm đại lễ, lãnh đạo Hà Nội có quyết tâm và có tiền để làm phim. Chúng tôi đã rất sẵn sàng.

* Nhưng quyết tâm chưa chắc đã đi liền với khả năng. Phim tuy là công trình tập thể nhưng ai cũng biết nghệ thuật đòi hỏi dấu ấn cá nhân rất cao. Vậy mà kịch bản Thái Tổ Lý Công Uẩn có tới một hội đồng biên tập gồm bốn người, đạo diễn thì hai ông, quay phim cũng vậy... Rốt cục, đây sẽ là một bộ phim mang phong cách gì?

- Trước nay chúng ta chưa từng làm phim lớn như vậy nên việc huy động nhân lực và trí lực là đương nhiên. Về đạo diễn cũng vậy, không một đạo diễn nào của chúng ta có nhiều kinh nghiệm làm phim lịch sử và phim qui mô lớn, huy động nhiều nhân lực và phương tiện kỹ thuật, nhiều chuyên gia, bối cảnh quay tại nhiều địa điểm... cho nên cần cả một tập thể đạo diễn. Tuy nhiên, theo quyết định, đạo diễn Lưu Trọng Ninh sẽ phụ trách chính và Đỗ Minh Tuấn phụ trách các cảnh kỹ xảo và chiến tranh.

Họ sẽ không giẫm chân lên nhau mà tôn trọng sự điều hành của giám đốc sản xuất.

* Đồng hồ đếm ngược đã chỉ Đại lễ 1.000 năm Thăng Long gần lắm rồi, rất nhiều người e ngại nếu có được duyệt dự toán ngay ngày mai thì các ông cũng không thể làm xong phim đúng kỳ hạn được...

- Tôi cam đoan sẽ ra mắt phim đúng ngày 1-5-2010, nếu kịch bản phân cảnh cũng như dự toán được thông qua nhanh chóng để chúng tôi có thể bấm máy đúng tháng

11-2008. Có nhiều lúc chúng tôi sẽ có ba đoàn làm phim song song: một đoàn quay ở Trung Quốc, một đoàn quay ở VN và một đoàn làm kỹ xảo để đảm bảo tiến độ. Đó cũng là lý do mà chúng tôi cần đến hai đạo diễn, hai quay phim, hai chủ nhiệm, hai đạo cụ, hai thiết kế mỹ thuật...

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo