xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đổi đời sau một cuộc thi

Bài và ảnh: Thanh Hiệp

Họ đi lên từ “chân đất”, nhờ đam mê ca cổ rồi đến với cuộc thi tuyển chọn giọng ca cải lương, đoạt giải và có cơ hội thoát nghèo

Mỗi lần gặp Lê Văn Gàn (giải Chuông bạc vọng cổ 2007), anh đòi chở tôi đi trên chiếc xe máy một vòng qua những con đường ngày xưa anh chạy xe ôm: “Đừng chỉ đường để xem ký ức em thế nào về đường phố Sài Gòn”. Nghệ sĩ Lê Văn Gàn luôn tự hào về quá khứ… chạy xe ôm của mình.

Không quên quá khứ

Gàn không giấu điều gì khi nhắc đến chặng đường gian khó: “Tôi làm lụng cực nhọc để nuôi vợ con. Nhờ mê bài vọng cổ, mê cách ca luyến láy, ngân nga của “Hoàng đế dĩa nhựa” Tấn Tài mà quyết tâm đến với cuộc thi Chuông vàng vọng cổ năm 2007. Đoạt giải bạc năm đó, cả nhà ngỡ ngàng, tôi cũng đổi đời từ đó”.

Nghệ sĩ Bình Tinh và nghệ sĩ Bùi Thanh Phong trong trích đoạn Quang Trung khởi nghiệp trên sân khấu Nhà hát TP HCM  
trong chương trình Hội ngộ Chuông vàng
Nghệ sĩ Bình Tinh và nghệ sĩ Bùi Thanh Phong trong trích đoạn Quang Trung khởi nghiệp trên sân khấu Nhà hát TP HCM trong chương trình Hội ngộ Chuông vàng

Gàn mừng vì từ một anh nông dân bỗng chốc trở thành nghệ sĩ, đứng chung sàn diễn với nhiều tài danh mà cả đời anh không dám nghĩ:  Minh Vương, Lệ Thủy, Vũ Linh… “Các nghệ sĩ tiền bối chỉ dạy cho tôi nhiều điều hay trong nghề. Tôi nhớ hoài vở Sông dài khi được đóng vai phụ bên cạnh NSND Lệ Thủy, NSƯT Minh Vương. Rồi đóng vai Cư trong vở Con nhà nghèo, bên cạnh nghệ sĩ Tú Trinh, Hữu Châu… Bây giờ đời sống của gia đình tôi khá hơn nhờ bán lô đất của một mạnh thường quân tặng, có tiền xây lại nhà, lo cuộc sống cho vợ con”.

Nguyễn Bình Trọng (quê ở Hà Tiên, đoạt giải 3 Chuông vàng vọng cổ năm 2010) phút chốc đổi đời từ một anh đan lưới, sống nghèo khó ở quê nhà. “Tôi vào Đoàn Cải lương Nhân dân Kiên Giang, được danh hài Thanh Nam chỉ dẫn tận tình. Giờ hết khổ vì có lương tháng, được ban lãnh đạo đoàn cho lên TP HCM diễn sô, kiếm thêm thu nhập. Hát quán, hát đình gì tôi cũng tham gia để có những trải nghiệm” - Nguyễn Bình Trọng cho biết.

Nguyễn Thu Vân đoạt giải Chuông vàng 2009, từ một MC dẫn chương trình ở các đám cưới của TP Long Xuyên, nay đã là đào chính của Đoàn Cải lương Nhân dân Kiên Giang; Hồ Ngọc Trinh đoạt giải Chuông bạc 2006, sau khi đoạt giải đã được ký hợp đồng làm đào chính của Đoàn Cải lương Long An, rồi kết hôn với một giám đốc doanh nghiệp, làm chủ cơ ngơi lớn. Tất cả họ đều không quên quá khứ nghèo khó và cố gắng sống thật tốt để xứng đáng với những gì mình may mắn có được trong cuộc sống.

Chia sẻ những gian nan

Đạo diễn - NSƯT Hữu Lộc nói: “Mỗi năm, cứ “đến hẹn lại lên”, tôi đều gặp các em cả  mới lẫn cũ và rất mừng khi các em vẫn giữ được sự chân chất ngày nào”. Đạo diễn - NSƯT Hoa Hạ thẳng thắn: “Tôi rầy la, chỉ dẫn từng cách diễn cho các em. Ban đầu có em hoảng vì thấy làm diễn viên khó hơn đứng đơn ca. Bí quyết để hướng dẫn các em hóa thân vào từng vai diễn là hướng đến sự chia sẻ”. Diễn viên Như Huỳnh cho biết chị học cách chia sẻ những gian nan để hóa thân vào vai Hương (vở Tìm lại cuộc đời), Chúc Anh Đài (vở Lương Sơn Bá, Chúc Anh Đài)… và đúc kết cho bản thân bài học quý.

Diễn viên Võ Thành Phê cũng từ một người lái sà lan chở cát tại Long An đã đổi đời sau khi đoạt giải Chuông vàng năm 2008. Đến nay, anh sở hữu hàng loạt vai kép trong nhiều vở cải lương.

Với diễn viên Bùi Thanh Phong, từ sau khi đoạt giải tư Chuông vàng vọng cổ 2007, anh thay đổi đời mình. Từ một anh nông dân ở quê chỉ đi ca đám cưới, Phong đã đưa vợ con lên TP HCM thuê nhà sinh sống. “Vợ tôi làm thợ may, con tôi được vào lớp 1 nhờ sự giới thiệu của các cô chú nghệ sĩ. Bây giờ đời sống khá hơn trước nên tôi cố gắng làm từ thiện, tham gia với nghệ sĩ Út Bạch Lan đi hát cứu trợ đồng bào nghèo khó” - Phong bộc bạch. 

Sống tử tế với nghề

Từ một cuộc thi tuyển chọn giọng ca cổ do Đài Truyền hình TP HCM tổ chức, họ bước vào nghề một cách tự tin và luôn nỗ lực vươn lên khẳng định sự chuyên nghiệp của mình. Tuy nhiên, đã có không ít người miệt mài kiếm tiền bằng việc đi ca quán, phục vụ riêng cho một số đại gia. Nhưng rồi họ cũng kịp thời được các nghệ sĩ đi trước kéo lại, chấn chỉnh để sống tử tế hơn với nghề. “Đi hát quán, vừa ca vừa phải uống bia rượu. Tiền cát-sê thì nhiều nhưng vài tuần lại bị tắc tiếng, giọng ca yếu đi. Cho nên bây giờ không dám liều nữa, hạn chế rượu bia để còn giữ giọng mà bám nghề” - Bùi Thanh Phong tâm sự.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo