xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Họa sĩ Công Văn Trung

HỌA SĨ Lê Thanh Trừ

Lão họa sĩ Công Văn Trung là người cuối cùng trong số những người học Trường Mỹ thuật Đông Dương niên khóa 1925 - 1930 ra đi vào cõi vĩnh hằng (ngày 17-5-2003). Những bạn đồng môn của ông như Lê Phổ, Lê Văn Đệ, George Khánh, Mai Trung Thứ, Nguyễn Phan Chánh đều qua đời từ năm 2001 trở về trước. Đây là những tên tuổi lớn của nền mỹ thuật Việt Nam

Mùa thu năm 1925, họa sĩ Nam Sơn, người Việt Nam, làm chủ khảo cuộc thi đầu tiên của Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương. Trong những ngày diễn ra cuộc thi, vị chủ khảo đã để mắt tới một thanh niên ngày ngày túc trực trước phòng  thi với bộ mặt ưu tư. Khi cuộc thi đã gần kết thúc, chàng thanh niên này được mời lên văn phòng nhà trường. Chàng thanh niên ấy chính là Công Văn Trung.

Hồ sơ thi gửi lộn địa chỉ.- Vị chủ khảo đường hoàng rút ngăn kéo lấy ra tập hồ sơ xin thi. Ông nói: “Bưu phẩm từ bưu điện Pháp quốc trả lại Hà Nội vào sáng nay”. Chàng Công Văn Trung sửng sốt, vì đã biết được hồ sơ xin dự thi chỉ cần nộp nơi thông báo tuyển sinh, tức là Hà Nội, chứ chẳng phải là Bộ Giáo dục Pháp quốc ở Paris, như anh đã nhầm hiểu. Sự việc đã xảy ra từ sự bất cẩn của Công Văn Trung.

Vị chủ khảo cảm thông nói: “Tôi thay mặt ban giám khảo cho phép anh dự thi vào ngày mai. Từ buổi sáng môn thi cuối cùng, anh vào thi cùng với các thí sinh khác, phải đến trước giờ thi nửa tiếng đồng hồ, nhận giá vẽ, bảng vẽ, giấy, đinh punaise, than vẽ, dây  đo quả dọi, và ruột bánh mì làm tẩy”.

Thi một mình.- Và tiếp theo đó, thí sinh Công Văn Trung được đặc cách thi một mình với hai môn khác là trang trí và luật xa gần. Tất cả gồm ba buổi. Mỗi buổi bốn giờ. Chính vị chủ khảo Nam Sơn đích thân coi thi hết sức nghiêm chỉnh.

Vào năm 1924, đơn xin mở Trường Mỹ thuật  đã được vị toàn quyền Merlin thông qua vào ngày 27-10-1924 và ngay đó đã quy định ngày khai giảng chính thức vào mùa thu năm 1925. Họa sĩ Victor Tardieu người Pháp và họa sĩ Nam Sơn người Việt Nam là đồng sáng lập. Hai ông vội vã sang Pháp tuyển giáo sư giảng dạy và mua sắm thiết bị. Đây là một việc làm quá lớn, mà nhất là vào thời kỳ lịch sử ấy. Xin nói thêm, hệ cao đẳng này tương đương  với chương trình đại học. Một điều không may, họa sĩ  V. Tardieu phát bệnh phải lưu lại Paris, thế là họa sĩ Nam Sơn thay hiệu trưởng điều hành mọi việc.

Được trúng tuyển, từ ấy cho đến tận cuối đời, lão họa sĩ Công Văn Trung trong tâm tưởng vẫn “không có thầy Nam Sơn, không có họa sĩ Công Văn Trung”.

Công Văn Trung đỗ hạng thứ năm trong số mười thí sinh trúng tuyển. Người đỗ đầu là Nguyễn Tường Tam (nhưng thí sinh này không học hết khóa mà rẽ theo con đường khác với bút danh vang lừng một thời là nhà văn Nhất Linh, thủ lĩnh của trường phái văn chương lãng mạn).

Tác phẩm mang đậm tính dân tộc.- Họa sĩ Công Văn Trung sinh năm 1907 tại Hà Nội, xã Phú Thượng, Từ Liêm, trong một gia đình trung lưu. Sau năm năm theo học, ông tốt nghiệp cũng vào hạng năm (như thi vào). Nhưng đặc biệt là chỉ có sáu sinh viên tốt nghiệp, mà cả sáu đều là những tên tuổi lớn của nền nghệ thuật tạo hình Việt Nam. Và, không chỉ có người Việt Nam biết đến, mà những họa sĩ khóa này định cư ở Pháp, thủ phủ  của nền tạo hình thế giới và ở Ý vang lừng thời phục hưng, đã được người dân nơi này kính trọng; 1. Thủ khoa Lê Phổ, 2. Lê Văn Đệ, 3. George Khánh,
4. Mai Trung Thứ, 5. Công Văn Trung, 6. Nguyễn Phan Chánh.

Công Văn  Trung  đã có những tác phẩm mang đậm gam màu nâu, thô mộc, thôn dã rất đặc thù dân tộc như: Tháp chùa Bảo Minh, Bình minh đất nước, Mỏ Tỉnh Túc, Tham quan di tích lịch sử, Hoa đại đỏ chùa Thầy. Đặc biệt tác phẩm sơn khắc Phong cảnh Sài Sơn đã được Huy chương vàng ở triển lãm toàn quốc  năm 1990.

Với tài năng và cống hiến cho đất nước những tác phẩm quý giá, ông đã được trao tặng Huân chương Lao động hạng nhì của Nhà nước CHXHCN Việt Nam cùng lượt với hai danh họa thuộc sinh viên Mỹ thuật Đông Dương khóa sau là lão họa sĩ Lương Xuân Nhị và nhà điêu khắc Phạm Gia Giang.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo