xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Không cần tới 200 tỉ đồng vẫn làm được phim

Nguyệt Nhi thực hiện

Những ngày qua, dư luận nóng lên xung quanh việc kinh phí sản xuất bộ phim Thái tổ Lý Công Uẩn được phía sản xuất “đẩy” lên cái ngưỡng 200 tỉ đồng. Chúng tôi đã có cuộc phỏng vấn đạo diễn Lưu Trọng Ninh, người được mời và phân công là đạo diễn chính của phim.

. Phóng viên: Thời gian qua, mọi người bàn tán khá xôn xao về vấn đề kinh phí sản xuất phim và lo ngại chất lượng phim không xứng với tiền đầu tư. Với tư cách đạo diễn phim, anh nói gì?

- Đạo diễn Lưu Trọng Ninh: Trên thực tế, Hà Nội không coi đây là một bộ phim “cúng cụ” mà là một tác phẩm nghệ thuật với mục đích giới thiệu với công chúng những hình ảnh ấn tượng của xã hội thời Lý và Thăng Long 1.000 năm trước. Vì thế, bộ phim có một ý nghĩa quan trọng trong chương trình chung của đại lễ kỷ niệm. Theo đó, bộ phim không cần phải hoành tráng về quy mô nhưng phải đạt được 2 yêu cầu: được đông đảo người xem chấp nhận và gây xúc động lòng người. Tôi đồng tình với quan điểm này.

. Trong kịch bản được duyệt làm phim có nhiều bối cảnh hoành tráng, đặc biệt là các bối cảnh trong cung và cần tới 15 phút kỹ xảo. Nếu anh đồng tình với quan điểm “không nhất thiết phải hoành tráng” của Hà Nội thì anh phải xử lý kịch bản phân cảnh như thế nào?

- Thời gian qua, người ta đồn tôi mâu thuẫn với ông Lê Đức Tiến, Giám đốc Hãng phim Truyện Việt Nam, đơn vị được đặt hàng sản xuất bộ phim. Thực tế, tôi và ông ấy chỉ mâu thuẫn về quan điểm thực hiện bộ phim này. Nếu chúng tôi thống nhất được cách làm thì việc viết phân cảnh đã xong lâu rồi. Ông Tiến quan niệm đây là phim sử thi, hoành tráng, cần được làm xứng với tầm 1.000 năm Thăng Long. Quan niệm này không sai. Tuy nhiên, tôi lại nghĩ ngược một chút. Chúng ta đang đứng trước một thế giới mở, khán giả VN đã được xem những phim lớn nhất của thế giới. Nếu ta cứ nhất thiết làm Thái tổ Lý Công Uẩn theo hướng hoành tráng thì dù được đầu tư 200 tỉ đồng cũng không thể làm được như họ. Bởi lẽ, để làm như họ, ta chưa có đủ người, chưa có công nghệ. Nhưng điều quan trọng hơn cả là xuất phát từ mong đợi của người xem, họ muốn tìm thấy từ bộ phim những hình ảnh thể hiện con người, sinh hoạt của thời Lý, văn hóa thời Lý... chứ không phải là xem sự hoành tráng của các cung điện. Vì thế, cái khó khi làm phim này không phải là tiền, mà phải tìm được cái riêng, mà cái riêng ấy lại không còn hiện hữu trong sách vở, trong các công trình vật thể... nên ta phải đi tìm trong dân gian thôi. Và theo tôi, một trong những cái riêng chính là khai thác thân phận của nhân vật, điều này dễ thuyết phục người xem hơn.

. Nói như vậy thì không cần tới 200 tỉ đồng vẫn có thể làm được phim Thái tổ Lý Công Uẩn có sức lay động lòng người xem?

- Tôi luôn nhớ câu nói của chị Hằng (bà Ngô Thị Thanh Hằng, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội): “Số tiền làm phim sẽ xây được rất nhiều trường học, là tiền của nhân dân đấy”. Nếu làm theo cách coi bộ phim là một tác phẩm nghệ thuật, gọn gàng, sâu sắc nhưng xúc động thì sẽ kịp thời gian. Còn nếu làm hoành tráng, phải xây cung này, điện nọ thì kế hoạch bấm máy trong năm nay là không thể kịp.

. Nhưng làm phim lịch sử, nhất là liên quan đến một triều đại thì không thể không có bối cảnh cung điện?

- Tôi tán thành kế hoạch của hãng là quay ở cả VN và Trung Quốc. Tại VN sẽ quay các cảnh liên quan đến không gian Việt. Riêng các bối cảnh cung điện, theo tôi nên thuê của Trung Quốc, chứ không xây. Vì nếu xây thì 200 tỉ đồng cũng không đủ và thời gian để xây phải tính bằng năm, thậm chí vài năm chứ 1, 2 tháng thì làm sao mà xây được. Đừng nghĩ, quay ở Trung Quốc thì phim sẽ giống Tàu, do cung điện của ta khác với cung điện của Trung Quốc cùng thời kỳ ở quy mô, màu sắc, họa tiết. Trường quay cho phép chúng ta thay đổi các chi tiết phù hợp với văn hóa Việt. So với việc xây bối cảnh cung điện thì giá tiền thuê bối cảnh ở Trung Quốc chỉ bằng 1/1.000 mà hiệu quả nghệ thuật vẫn không bị ảnh hưởng.

. Còn việc thuê các chuyên gia nước ngoài?

- Tôi nghĩ là cần thiết, họ sẽ là những cái “bệ” để sáng tạo của các nghệ sĩ Việt có điều kiện bật xa hơn.

. Thế nếu Hãng phim Truyện VN không đồng tình với quan điểm với anh trong việc “tiết giảm” độ “hoành tráng” thì sao?

- Với một dự án lớn như thế này thì vấn đề chủ thể đạo diễn không như các phim khác. Có nghĩa, mọi sáng tạo của đạo diễn phải được phía đặt hàng thông qua. Tôi nghĩ, người quyết định việc nên làm thế nào cho có hiệu quả mà tránh sự lãng phí là Hà Nội - người đặt hàng và chi tiền, chứ không phải là cá nhân ai trong đơn vị được giao sản xuất, kể cả đạo diễn.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo