xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Kịch bản sân khấu và đề tài đương đại!

NSƯT Trần Minh Ngọc

SÂN KHẤU.- Đề tài đương đại luôn là khuynh hướng sáng tác chính của nhà viết kịch. Diễn về đề tài đương đại luôn là đích hướng tới của các nghệ sĩ, đạo diễn. Sân khấu luôn mang dấu ấn thời đại, luôn là hình ảnh trung thực của cuộc sống. Nhân vật sân khấu luôn mang dấu ấn là những con người tiêu biểu của một giai đoạn lịch sử. Tính đương đại của sân khấu không thể không có trong văn học sân khấu và cả trong trình diễn.

Giải pháp tình thế

 

Lùi xa thời gian một chút, có thể thấy sân khấu chúng ta có khuynh hướng diễn những tác phẩm về đề tài quá khứ như: lịch sử, dã sử, huyền sử, cổ tích, dân gian, song song với những vở viết về đề tài đương đại, trong đó  chứa đựng nhiều hoài niệm về những gì tươi đẹp, trong sáng, hào hùng, bi tráng đã qua... Gần đây, lại rộ lên nhiều cách khai thác đề tài từ các tác phẩm văn học nổi tiếng.

 

Cách làm trên đều có hai mặt tốt, xấu. Nếu chỉ coi đó như một giải pháp tình thế trong lúc chờ đợi có một nền biên kịch hiện đại thì đó là điều tốt. Nó giúp sân khấu tồn tại, thậm chí còn có vai trò tích cực trong giao lưu văn hóa giữa nước ta với thế giới. Ngược lại, nếu  bảo thủ, ỷ lại,  dễ dãi vay mượn hoặc lười nhác, cẩu thả trong sáng tác, thì sân khấu chúng ta chỉ sản sinh ra những tác phẩm bình thường với tuổi thọ không cao do ít khán giả. Thời gian và công chúng là quan tòa công minh nhất trong đánh giá chất lượng nghệ thuật một sản phẩm sân khấu.

 

Để sân khấu có khán giả?

 

Câu hỏi thật khó trả lời và cần có thời gian mới trả lời được, bởi sân khấu lệ thuộc vào nhiều bộ phận, nhiều khâu. Một cá nhân dù tài giỏi đến mấy cũng không giải quyết được. Tuy nhiên, muốn thúc đẩy sân khấu theo kịp thời đại, bắt được nhịp điệu  cuộc sống hiện tại, người làm sân khấu cần tự vận động, chuyển biến, thay đổi cách nghĩ, cách làm quen thuộc, mau chóng thoát khỏi tình trạng  vay mượn để tồn tại.

 

Xin được nêu lên một vài kiểu “hạn chế” rút ra từ thực tế: Nhiều vở mới chỉ dừng lại ở dạng đề cương ý đồ, thiếu một hình thức nhất quán, kết cấu lỏng lẻo, chất lượng không cao nên không được đưa lên sàn diễn. Có vở kịch lên án những thói hư tật xấu, phê phán tiêu cực, đề cao người tốt, nhưng cái nhìn của người viết lại cứng nhắc,  thiếu sức thuyết phục... Nhiều vở diễn ra đời nhằm  đáp ứng ngày kỷ niệm nào đó,  ta vẫn gọi vui là “cúng cụ”. Lẽ ra vật cúng phải là những thứ ngon nhất, thì chúng ta lại tạo ra một vở diễn công chúng không xem, báo chí khen gượng.

 

Đến... tài năng nghệ sĩ

 

Một loại vở nương theo thị hiếu một bộ phận công chúng coi sân khấu là giải trí, như các trò giải trí khác. Những vở loại này không phải không có ý nghĩa và giá trị, bởi công chúng sân khấu không chỉ có một bộ phận, một thành phần đồng nhất. Sân khấu có nhiều loại công chúng với nhu cầu rất khác nhau. Nguyên nhân sâu xa có lẽ do tài năng của người nghệ sĩ sáng tác và biểu diễn. Có lẽ còn do cách làm và phương tiện để làm chưa  đủ cho người nghệ sĩ tung hoành trên sàn diễn...

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo