xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

“Thảm họa” quảng cáo

Song Mai

Quảng cáo đang chạy theo xu hướng chung của làng giải trí Việt hiện nay là “cởi, hở” tạo xì-căng-đan để được chú ý

img
Một hình ảnh trong video clip quảng cáo bánh ngọt gây phản cảm Ảnh: Cắt từ clip
Mấy ngày gần đây, một video clip quảng cáo cho một nhãn hàng bánh ngọt đăng tải trên Youtube đã khiến một bộ phận cộng đồng mạng bất bình. Clip chỉ dài hơn một phút có sự tham gia của Trà Ngọc Hằng, Don Nguyễn và Chan Than San với những cảnh vuốt ve thô thiển chẳng khác phim cấp 3. Sốc nhất là cảnh nam nhân vật trong clip sau đó tiến đến cướp bánh bằng “lưỡi” trên môi nam nhân vật khác.

Gây ấn tượng bằng “sốc”, sex

Ngay khi clip tung lên mạng đã thu hút vô số lời bình luận chỉ trích của người xem. “Thảm họa quảng cáo” - nick name marmosthu nhận xét. Không chỉ lên án nội dung, một số khán giả còn chỉ trích clip đã cố tình bôi nhọ người đồng tính, mang họ ra để làm trò đùa. Một số khác lo ngại những đoạn quảng cáo dù không phát sóng trên tivi vẫn ảnh hưởng tiêu cực đến giới trẻ nếu họ xem trên mạng.             

Cách đây khoảng 2 tháng, ba người đẹp Ngọc Trinh, Hoàng Yến và Yến Trang cũng gặp phải sự chỉ trích của dư luận khi chụp ảnh lịch quảng cáo cho một nhãn hàng nước giải khát. Những tư thế khêu gợi trong áo sơ mi trắng mỏng manh khiến nhiều người không biết 3 cô người mẫu quảng cáo nước giải khát hay nội y…                                   

Những kiểu quảng cáo gây sốc trên đang chạy theo xu hướng chung của làng giải trí Việt hiện nay là “cởi, hở” tạo xì-căng-đan để được chú ý. Nhiều nhà sản xuất nghĩ rằng dư luận càng bức xúc thì lượng người xem càng đông, hình ảnh sản phẩm, tên tuổi nhờ đó càng được nhiều người biết tới. Vì thế, họ không ngại tung tiền mời những ca sĩ, người mẫu có tiếng tham gia những đoạn quảng cáo “càng gây sốc càng tốt”.
img
Ngọc Trinh, Hoàng Yến và Yến Trang quảng cáo cho một nhãn hàng nước giải khát. Ảnh: Internet

Trách nhiệm gây ra những “thảm họa” quảng cáo không chỉ từ nhà sản xuất mà còn ở những người mẫu, ca sĩ, diễn viên... tham gia. Một số người nghĩ rằng nếu tham gia những sản phẩm gây sốc thì họ sẽ được dư luận chú ý, được đánh bóng tên tuổi nhưng lại quên rằng tên tuổi chỉ có thể xây dựng bằng tài năng đích thực.

Công chúng không dễ dãi

Thực tế luôn chứng minh rằng những sản phẩm quảng cáo lạm dụng cảnh phản cảm, đi ngược với văn hóa truyền thống, quan niệm chung của xã hội luôn phản tác dụng.

Một điển hình của sự lên án gay gắt của dư luận chính là trường hợp của Hoa hậu Mai Phương Thúy. Trong đoạn quảng cáo sản phẩm dầu gội đầu Rejoice, Thúy ra mắt mẹ chồng tương lai với một mái tóc óng ả. Khi mẹ chồng tương lai tỏ vẻ đầy quan tâm hỏi “Cháu vừa ủ tóc ở tiệm à?” thì người đẹp trả lời! “À không, chỉ là Rejoice”.

Câu trả lời của hoa hậu Việt Nam 2006 bị cộng đồng mạng mổ xẻ, với nhiều ý kiến cho là không lễ phép. Một người trẻ tuổi trả lời người lớn tuổi hơn cần “vâng, dạ” chứ không thể nói trống không như thế. Dù đoạn quảng cáo trên không dung tục, hở hang nhưng chạm đến vấn đề văn hóa ứng xử. Và một khi không hợp với lẽ thường, với nét văn hóa truyền thống thì nó bị lên án.     

Điều đó cho thấy công chúng không phải những người dễ dãi trong tiếp nhận thông tin. Nếu các sản phẩm quảng cáo không đặt sự tôn trọng khán giả cũng như văn hóa bản địa lên hàng đầu thì sẽ vấp phải sự chỉ trích, quay lưng của công chúng.

Một số nghệ sĩ sau khi tham gia những quảng cáo phản cảm lập tức lên các phương tiện truyền thông thanh minh rằng do không nắm hết nội dung, lúc quay đạo diễn bảo thế này nhưng khi thành video clip thì ra thế khác... Nhiều nhà chuyên môn cho rằng điều đó càng cho thấy sự dễ dãi đến mức ngây thơ của của các người mẫu vì chẳng ai biết sai mà không phản ứng, thấy kịch bản bị biến dạng mà không hỏi lại đạo diễn hoặc nhà sản xuất, để khi mọi chuyện trở nên quá đà mới lên tiếng?

Là người của công chúng nên có tầm ảnh hưởng ít nhiều đến công chúng vì vậy họ phải có trách nhiệm với công việc cũng như hình ảnh của bản thân. Nếu ngay từ đầu thấy nội dung quảng cáo không hợp văn hóa người Việt, họ có thể từ chối và giải thích cho nhà sản xuất chứ không thể vì cát-sê cao hay lý do nào đó để dễ dàng đồng ý, nhiều người trong giới nghệ sĩ cho biết như vậy.

Trách nhiệm nhà quản lý

Để những “thảm họa” quảng cáo phổ biến ra công chúng là trách nhiệm thuộc về các cơ quan quản lý. Nếu cơ quan quản lý giám sát chặt chẽ, nghiêm túc trong xử lý thì những hình ảnh, nội dung quảng cáo mang tính “thảm họa” này không thể xuất hiện, gây bức xúc trong dư luận.

Nhiều ý kiến cho rằng đến lúc cơ quan quản lý quan tâm nhiều hơn và nên đưa ra các quy định chế tài quảng cáo mạnh mẽ đối với hoạt động quảng cáo trên báo điện tử, trên mạng xã hội, mạng cá nhân, thư điện tử… chứ không chỉ tập trung ở các phương tiện truyền hình, panô, áp-phích…

Cần cơ quan quản lý chuyên biệt

Quảng cáo có tầm ảnh hưởng lớn đến đời sống, văn hóa người dân nên nhiều nước trên thế giới rất quan tâm, chú trọng. Ở các nước phương Tây họ đều có cơ quan chuyên biệt để quản lý lĩnh vực này, như Cơ quan Tiêu chuẩn quảng cáo (ASA) của Anh giám sát tất cả các quảng cáo trên truyền hình, trên mạng, trên áp-phích… Nếu có sự khiếu nại từ phía người dân vì một quảng cáo phản cảm, không thực tế nào, lập tức họ mở cuộc điều tra và xử phạt. Nhiều mẫu quảng cáo bị cấm vì quá gợi dục, bạo lực, coi thường phụ nữ…

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo