xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tôi tìm cách nhìn sâu vào cuộc sống

Yến Anh thực hiện

Biên kịch - đạo diễn Phan Đăng Di, tác giả kịch bản Chơi vơi cho rằng: Cứ chân thành hết sức mà kể câu chuyện của mình thì sẽ luôn có người lắng nghe...

* Phóng viên: Khi Liên hoan Phim (LHP) Venice 2009 chọn bộ phim Chơi vơi để ra mắt khán giả và sau đó trao giải thưởng của các nhà lý luận phê bình phim, cảm giác của anh- tác giả của kịch bản phim lúc đó thế nào?


- Biên kịch - đạo diễn Phan Đăng Di: Một chút vui, một chút ngậm ngùi. Vui vì sau gần 10 năm, với bao nhẫn nại vượt khó cuối cùng anh Bùi Thạc Chuyên và các cộng sự của anh ấy cũng về tới đích, mà là một cái đích xứng đáng. Tôi là người viết kịch bản, dĩ nhiên mỗi bước tiến của bộ phim mà mình chấp bút đều làm mình hứng khởi, đấy là chưa kể một vài điều lợi mà nó mang đến... Nhưng cũng có chút ngậm ngùi khi nghĩ để làm một bộ phim giản dị, kinh phí thấp như vậy mà người làm phim phải chờ đến cả chục năm thì quá là dài... Chỉ hai lần chờ như thế thì già hết rồi còn đâu.

img
Biên kịch - đạo diễn Phan Đăng Di (ảnh do nhân vật cung cấp)

* Anh viết Chơi vơi, Bi ơi, đừng sợ trước khi viết và làm những phim ngắn Sen, Khi tôi 20. Điều gì đã khiến những kịch bản này của anh phải chờ đợi ngày lên phim lâu như vậy?


- Chuyện tìm kiếm tài chính để làm phim, nhất là dòng phim nghệ thuật, ở đâu cũng khó cả, không kiên nhẫn thì chẳng làm được.


* Nhiều người xem phim hay đọc kịch bản của anh đều nhận xét Phan Đăng Di có nhiều cái nhìn khác lạ với những người đi trước, chẳng hạn như cách nhìn về những mối quan hệ phức tạp đầy nhục cảm và bản năng trong Chơi vơi?


- Tôi viết Chơi vơi khi còn rất trẻ, mới hơn hai mươi tuổi. Điều này rất tự nhiên thôi, vì tôi nghĩ những gì thuộc về sự thật con người rất quan trọng. Tôi tìm cách nhìn sâu vào cuộc sống ở nhiều khía cạnh với những bí mật của con người. Những điều này tuy không bộc lộ nhưng chi phối cả cuộc đời một người, tôi thích khai thác điều đó.


Có người khen tôi táo bạo hơn các đạo diễn đàn anh, thực ra không hẳn thế. Thế hệ đi trước có rất nhiều người muốn làm những điều khác lạ nhưng họ không có điều kiện. May mắn hơn là khi thời đại tôi sống rộng mở hơn, điều kiện để con người ta nói những điều mình suy nghĩ cũng đơn giản hơn.


* Kịch bản cũng như phim của anh có những cái tựa lạ, những câu chuyện lạ. Anh nói thế nào về sự khác lạ của mình, có phải nó bắt nguồn từ chính anh?


- Một người sáng tác, suy cho cùng, luôn muốn trình bày những gì thuộc về mình, thể hiện thế giới chủ quan của mình. Tôi chỉ làm phim khi mình tin vào những điều mình đang có, đang làm. Tôi vẫn thấy mình may mắn khi thực hiện được những điều mình ấp ủ, dù thời gian cho những ấp ủ này không ngắn chút nào.


* Được đào tạo để trở thành một biên kịch nhưng sau đó người ta lại thấy anh xuất hiện với vai trò đạo diễn của phim Sen, Khi tôi 20 và hiện tại là Bi ơi, đừng sợ?


- Đạo diễn kiêm luôn nhiệm vụ biên kịch và đạo diễn làm phim từ kịch bản của người khác chỉ khác nhau ở điểm: Nếu phim thành công thì niềm sung sướng được nhân đôi nhân ba, còn nếu phim dở thì yên tâm là không bị biên kịch kiện, thế thôi. Còn tôi không dám chắc việc kiêm luôn cả hai này có làm cho phim mình tốt hơn không!


* Bi ơi, đừng sợ của anh từng được Hiệp hội Điện ảnh thành phố Busan, Hàn Quốc trao tặng giải thưởng cho dự án điện ảnh khả quan nhất của châu Á (1997), sau đó là 1 trong 15 dự án trên toàn thế giới được chọn tham gia hoạt động L’Atelier tại LHP Cannes tháng 5-2008. Trước khi dự thi, điều gì khiến anh nghĩ mình có đủ khả năng chinh phục các LHP quốc tế?


- Tôi luôn nghĩ mình cứ chân thành hết sức mà kể câu chuyện của mình thì sẽ luôn có người lắng nghe thôi...


* Anh từng nói, ở Việt Nam nếu viết đều đặn thì cũng có thể sống khỏe. Thế nhưng dường như anh chưa quan tâm đến điều đó?


- Tôi viết cũng ít, có những lúc liền 6, 7 năm trời không viết gì, chỉ làm công việc như một công chức bình thường, thời gian rỗi thì đọc sách, xem phim, chút vui bia bọt với bạn bè... đấy là quãng thời gian làm việc trong biên chế Nhà nước, thu nhập không cao nhưng nhàn nhã, vô lo. Sau này, vì muốn làm phim, tôi quyết định ra ngoài, cũng làm nhiều việc nhưng thu nhập chủ yếu lại không phải từ nghề biên kịch. Nghề biên kịch muốn có thu nhập cao phải viết đều, đúng tiến độ và vô cũng nhẫn nại. Nhưng đó chẳng phải là ưu điểm của tôi.


* Chơi vơi sắp ra mắt khán giả trong nước, anh có lo phim rơi vào tình trạng kén người xem?


- Điều duy nhất mà tôi có thể nói là tôi luôn cầu cho có nhiều người đi xem Chơi vơi... cũng như cầu cho có nhiều người đi xem phim của tôi... Người làm phim nào cũng sẽ cầu như vậy.

Phan Đăng Di sinh năm 1976, tốt nghiệp Trường Đại học Sân khấu Điện ảnh Việt Nam năm 2000. Anh bắt đầu được người trong giới và khán giả chú ý khi phim Sen của anh được trình chiếu tại LHP ngắn Clermont Ferrand 2006. Tháng 10-2007, Phan Đăng Di được mời tham dự LHP Busan với dự án phim Bi ơi, đừng sợ và đã vượt qua 200 dự án đến từ khắp nơi trên thế giới để giành được giải thưởng trị giá 10.000 USD của Hội đồng Điện ảnh thành phố Busan, Hàn Quốc dành cho các nhà làm phim trẻ.


Phan Đăng Di là tác giả kịch bản của Chơi vơi, bộ phim đã và đang được đánh giá cao tại các LHP quốc tế. Bi ơi, đừng sợ, bộ phim mới nhất do anh viết kịch bản và làm đạo diễn cũng từng giành được nhiều giải thưởng cũng như tài trợ ở không ít  LHP lớn như LHP Busan và LHP Cannes.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo